Chương 6: Nguyệt Phá - Tán Động
I. NGUYỆT PHÁ
Nguyệt phá là bị Nguyệt kiến xung, như hào Tí gặp tháng xem là Ngọ, hào Sửu gặp tháng xem là Mùi… Nếu Dụng Thần lâm Nguyệt Phá thật tai hoạ,như cây khô mục nát, không thể sinh khắc hào khác , nếu bị thương khắc càng hại. Nếu Kỵ Thần bị Nguyệt Phá thì chẳng khắc hại được Dụng Thần, nếu ở Biến Hào thì cũng khó sinh khắc được hào động. Cần lưu ý nếu hào động bị Nguyệt phá vẫn có tác dụng, vì đã động đương nhiên có thể sinh khắc hào khác, mà bị Phá thì gặp cản trở, chờ động hào vượng sẽ không còn phá được nữa, bấy giờ sẽ có tác dụng, việc ngắn thì qua hết tháng phá , việc dài thì chuyển đến năm vượng.
Vd: Ngày Kỷ Sửu, tháng Hợi xem quan chức trong tương lai, được quẻ Đoài biến Tụng:
x | Mùi | Phụ (hóa Tuất) - THẾ | |
Dậu | Huynh | ||
Hợi | Tử | ||
Sửu | Phụ - ỨNG | ||
Mão | Tài | ||
o | Tị | Quan (hóa Dần) |
Thế lâm Phụ ám động hoá Tấn Thần là tượng có quan chức, tuy nhiên Nguyên thần Tị Hoả động sinh Thế mà gặp Nguyệt Phá, nên phải chờ đến khi Nguyên Thần vượng mới có thể sinh được Thế.
Quả đến năm Tị được thăng chức.
Vd: Ngày Mậu Tí, tháng Thìn, xem cha lúc nào trở về, được quẻ Càn biến Quải:
o | Tuất | Phụ (hóa Mùi) - THẾ | |
Thân | Huynh | ||
Ngọ | Quan | ||
Thìn | Phụ - ỨNG | ||
Dần | Tài | ||
Tí | Tử |
Hào Phụ trì Thế lâm Nguyệt Phá, lại lâm Không (Tuần Không ở Ngọ - Mùi), trước mắt bị cản trở khó về, nhưng vì Phụ động nên thế nào cũng về. Dụng hào thuộc Thổ vẫn vượng ở tháng Thìn, đến ngày Mùi tất về. Quả nhiên như vậy, không về ở ngày Mão hợp Tuất vì Mão khắc Tuất, không về ở ngày Tuất vì Mùi bị lâm Không. Đến ngày Mùi biến hào xuất Không, Thế lại vượng nên ứng với quẻ.
Vd: Ngày Quí Sửu tháng Ngọ, xem công danh về sau, được quẻ Cấn biến Quán
Dần | Quan - THẾ | ||
x | Tí | Tài (hóa Tị) | |
Tuất | Huynh | ||
o | Thân | Tử (hóa Mão) - ỨNG | |
Ngọ | Phụ | ||
Thìn | Huynh |
Đoán rằng: Dần mộc là Quan tinh trì Thế bị Thân kim động khắc. Năm nay tháng bảy tất có điềm hung.
Người xem hỏi: Vì nguyên nhân gì?
Đáp: ứng động khắc Thế tất có người thù.
Lại hỏi: Công danh có đáng ngại không?
Đáp: Nếu không có Tí thủy động thì vị tất đã khỏi họa, may nhờ Tí thủy tiếp tục tương sinh. Nhưng giáng chức điều đi nơi khác thì khó tránh được.
Có người khách biết Dịch lý hỏi: Đã biết Tí thuỷ tiếp tục động tương sinh. Bốc thư có ghi: Kỵ thần và Nguyên thần cùng động, Quan và Thế được hai lần sinh, nay động là điềm thăng chức, sao đoán là đổi đi.
Đáp: Tí thủy bị Nguyệt Phá mà hóa Không, theo Bốc thư: Tuy có cũng như không, lâm Nguyên thần cũng vô dụng, nên chẳng dựa vào cổ pháp để đoán. Thần cơ là ở nơi động, động tất có nguyên nhân. Đoán là giáng chức. Nay tiết Hạ chí thì phải đến Đông chí mới ứng nghiệm, chưa đến tháng Tí thực Phá thì chưa biết được.
Quả đến tháng bảy kết oán với người làm lớn chuyện. Đến Đông chí thì bị giáng cấp điều đi nơi khác.
Người này đến tỉnh khác lại than về vận xấu, lại bói một quẻ.
- Ngày Bính Thìn tháng Dần bói được quẻ Địa Trạch Lâm:
Dậu | Tử | |
Hợi | Tài - ỨNG | |
Sửu | Huynh | |
Sửu | Huynh | |
Mão | Quan - THẾ | |
Tị | Phụ |
Nghe nói người này được nâng đỡ, nhưng đợi đến năm Tí mới được thu dụng, lại giữ được hàm cũ.
Khách có người biết Dịch lý nên hỏi: Hào Hợi thủy ở hào cửu ngủ, sinh Quan, sao chẳng đoán như thế.
Đáp: Cửu ngũ là thủy sinh Quan nhưng bị Nhật thần Thìn thổ khắc, nên tương lai ứng vào năm Tí vì Hợi thủy vượng tại Tí, Lại kết hợp với quẻ trước, hào ngũ trị Thái Tuế bị Không Phá cũng hữu dụng chẳng ngại gì.
Quả vào năm Giáp Tí, tháng Tí phục lại nguyên hàm cũ. Hai lần liên tiếp được bổ nhiệm, năm Mão mở đốc phủ.
Ta lại khuyên nên thôi việc mà về.
Người đó hỏi: Tại sao?
Đáp: Lấy quẻ trước mà luận thì Thân kim khắc Thế, Tí thủy động nhưng lâm Không Phá không thể sinh Thế Quan tinh, nên kết thành oán, đến tháng Tí lực còn yếu, nên không bị tước chức mà chỉ bị giáng cấp. Đến năm Tí là năm thực Phá, lúc Thái Tuế nắm quyền nên được khởi dụng. Sang năm Thìn, Tí thủy nhập Mộ, Thái Tuế khắc khử Tí thủy, Thân kim trở lại khắc Thế,nên chỉ có khắc mà không sinh thì họa rất nặng.
Người đó không nghe theo.
Quả vào tháng ba năm Thìn, bị điều trần, tuy có tiếng tăm nhưng bị cách chức.
Đó là luận về Phá mà động. Nếu không động thì chớ đoán thế.
Lý Ngã Bình nói: Dịch Mạo luận về Nguyệt Phá động lâm Kỵ thần thì vô hại, lâm Nguyên thần cũng vô ích. Nhật thần có sinh cũng chẳng khởi được. Dịch Lâm Bổ Di lại nói: Như lâm vào hào Nguyệt Phá không cần biết suy vượng đều đoán hung, gặp sinh chẳng nhận được, gặp khắc thì rước họa, tuy có cũng như không. Xem quẻ Cấn biến thành Quan ở trên thì biết, lúc xem Tí thủy bị Nguyệt Phá nên không thể tiếp tục sinh khiến bị kiện tụng, gặp tháng điền thực thì được trợ lực nhưng còn yếu nên bị giáng chức. Đến lúc Thái Tuế nắm quyền được bổ nguyên hàm cũ. Năm Thìn Tí nhập Mộ thì họa chẳng nhỏ. Hung cát cả đời đều liên hệ đến hào bị Nguyệt Phá, há xem như không có, như vô dụng sao?
II. TÁN ĐỘNG
Nhật thần xung động là xung tán, hào động xung hào khác cũng gọi là xung tán. Ta có kinh nghiệm vượng tướng bị xung hay hữu khí bị xung thì không TÁN. Còn hưu tù bị xung Tán thì chỉ là một vài trường hợp trong cả trăm trường hợp mà thôi. Vì hôm xem bị thụ chế nhưng qua ngày khác thì không bị xung tán nữa.
Vd: Ngày Đinh Dậu tháng Sửu, xem cha đi xa đã một năm không có tin tức, được quẻ Hoán biến Khảm:
o | Mão | Phụ (hóa Tí) | |
Tị | Huynh - THẾ - KHÔNG | ||
Mùi | Tử | ||
Ngọ | Huynh | ||
Thìn | Tử - ỨNG | ||
Dần | Phụ |
Mão mộc là hào Phụ động sinh Thế, lại hóa Tí thủy hồi đầu sinh thì chắc chắn ở xa bình an. Thế lại lâm Không là về gấp. Giao mùa Xuân tức sẽ về.
Quả tháng hai đắc ý trở về. Đó chẳng phải là Mão động bị Nhật thần xung tán hay sao?
Lý Ngã Bình nói: Hoàng Kim Sách xem nặng Không vong mà xem nhẹ xung tán. Dịch thì trong ở xung tán. Cần chiêm nghiệm để khỏi lầm lẫm1.
Footnotes
-
Quẻ này Thế được Mão mộc vượng sinh nên lâm Không mà chẳng bị cản trở. Hào Phụ vốn được Tí thủy hồi đầu sinh, nhưng bị Nhật xung mà thành vừa ám động vừa minh động, Tí thủy tuy bị Nguyệt khắc nhưng lại được Nhật sinh, nên đến tháng hai, Mão vượng là đã thuận lợi rồi. ↩