Chương 7: Lục Xung và Lục Hợp
Lục Hợp
Đối với Địa Chi người ta phân thành hai loại Hợp đó là Nhị Hợp và Tam Hợp. Hợp là liên kết, tương ứng với nhau. Hợp là tính chất quan trọng đối với ngũ hành và âm dương, cũng căn cứ trên hai yếu tố đó mà đặt ra Hợp.
Nhị hợp
- Tí hợp Sửu và ngược lại
- Dần hợp với Hợi
- Mão hợp với Tuất
- Thìn hợp với Dậu
- Tị hợp với Thân
- Ngọ hợp với Mùi
Nhị hợp đóng một vai trò quan trọng trong việc xét tác dụng của các hào động đồng thời xác định ứng thì tức kết quả của sự việc xảy ra vào thời điểm nào. Sự hợp dẫn đến hung cát tuỳ theo ảnh hưởng của hào được hợp đô’i với Dụng Thần hoặc đối vớí hào Thế. Vấn đền này sẽ đề cấp đến ở chương ứng Thời. Có 6 loại hợp:
1. Hợp với Nhật thần hoặc với Nguyệt kiến
Hào trong quẻ nhị hợp với Nhật Thần, hoặc nhị hợp với Nguyệt kiến. Ví như tháng Sửu xem được quẻ Bát Thuần Khảm, hào Thế là Tí Thuỷ, Tí nhị hợp với tháng Sửu.
2. Hào Hợp với hào
Như xem được quẻ Thiên Địa Bỉ, Thế và Ứng nếu đều động, hào Thế là Mão nhị hợp với hào Ứng là Tuất.
3. Hào động hoá Hợp
Như xem được quẻ Thiên Phong Cấu, hào Thế là Sửu nếu động hoá thành Tí tứ hoá Hợp.
4. Quẻ gặp Lục Hợp
Trong quẻ các hào ứng nhau nhị hợp với nhau. Trong một quẻ có 6 hào thì hào sơ ứng với hào tứ, hào nhị ứng với hào ngũ, hào tam ứng với hào lục. Ví như quẻ Địa Thiên Thái hào sơ là Tí nhị hợp với hào tam là Sửu, hào nhị là Dần nhị hợp với hào ngũ là Hợi, hào tam là Thìn nhị hợp với hào lục là Dậu.
5. Quẻ Lục Xung biến thành Lục Hợp
Quẻ Lục Xung là quẻ có các hào ứng với nhau thì xung lẫn nhau. Ví như quẻ Bát Thuần Càn có hào sơ là Tí xung với hào tam là Ngọ, hào nhị là Dần xung với hào ngũ là Thân, hào tam là Thìn xung với hào lục là Tuất. Nếu quẻ Lục Xung có các hào động để biến thành quẻ Lục Hợp gọi là Lục Xung biên Lục Hợp, Như quẻ Bát Thuần Càn nói trên nếu động các hào tứ, ngũ và lục để biến thành thành quẻ Địa Thiên Thái là quẻ Lục hợp.
6. Quẻ Lục Hợp biến thành quẻ Lục Hợp
Ví như quẻ Địa Lôi Phục là quẻ Lục Hợp động các hào tam và lục biến thành Sơn Hoả Bí cũng là quẻ Lục Hợp.
Nói về hợp của các hào, nếu hào tĩnh mà được hợp gọi là hợp khởi,có nghĩa làm cho hào tĩnh này nổi lên,có thể gây ảnh hưởng đối với các hào khác trong quẻ. Nếu hào động mà được hợp gọi là hợp bạn có nghĩa là bị ràng buộc bởi hào hợp với nó mà gây cản trở không cho nó tác dụng đối với các hào khác. Hào đi hợp với hào tĩnh và động nói trên gọi là hợp hào. Hào động hoá hợp gọi là hóa phò có nghĩa được trợ giúp‘ Hợp có ảnh hưởng tốt lẫn xấu, mong cầu việc gì thì sẽ được lâu dài có thuỷ chung, như hôn nhân thì thành tựu, nhà cửa thì hưng vượng lâu dài…, nhưng với những việc như bệnh tật, kiện cáo thì vướng mắc lôi thôi không kết thúc. Tuy nhiên phải dựa vào Thế hoặc Dụng Thần vượng suy mới kết luận được.
Ví dụ: Ngày Bính Tí, tháng Thân xem đi xa được quẻ Minh Di biến Tiểu Quá
Dậu | Phụ | ||
Hợi | Huynh | ||
x | Sửu | Quan (hóa Ngọ) - THẾ | |
Hợi | Huynh | ||
Sửu | Quan | ||
o | Mão | Tử (hóa Thìn) - ỨNG |
Người xem vốn có con gái bị bệnh mà nhà trai hối thúc hôn nhân, muốn đi xa sắm nữ trang mà xem được quẻ này. Thế động hợp với Nhật Thần tức bị ràng buộc cản trở, Tử lại động hoá Quỷ nên con gái chẳng yên. Tử Tôn Mão mộc hoá Tuyệt tại Nguyệt kiến là Thân, lại bị Hình bởi Thìn, nên đoán không thể đi được. Sau quả con gái chết vào tháng Thìn, người này muốn đi xa mà không đi được.
-Tháng Mùi ngày Đinh Tị, xem hồi hôn có được không được quẻ Li biến thành Lữ
Tị | Quan - THẾ | ||
Mùi | Tử | ||
Dậu | Tài | ||
Hợi | Quan - ỨNG | ||
o | Mão | Phụ (hóa Thìn) |
Quẻ Lục Xung biến thành Lục Hợp nên xem hôn nhân là tốt, muốn tan mà lại hợp. Hôn nhân nhất định thành tựu. Kết quả đến tháng ba (Thìn) năm sau thì thành hôn.
Đối với quẻ Lục Xung biến Lục Hợp thì chẳng cần để ý đến Dụng Thần. Cần lưu ý đến việc xem, như hôn nhân thì trước lìa sau hợp, xem vợ chồng trước li cách sau hoà hợp, xem công danh trước gian nan sau vinh hiển, mưu sự việc gì trước khó sau dễ, xem thân minh trước loạn sau yên, xem gia trạch trước phế sau thành.
Với quẻ Lục Hợp biến Lục Hợp. Lục Hợp vốn là quẻ tốt nếu lại biến Lục Hợp thì trước sau đều tốt. Xem cửa nhà thì cơ nghiệp dài lâu, xem hôn nhân thì trăm năm đầu bạc, xem tài bạch thì tiền bạc tụ rất nhiều, xem hợp tác thì trước sau đều lợi. Nếu Dụng Thần lâm Nhật Nguyệt càng tốt thêm. Chỉ xem kiện tụng, ngục tù thì bất lợi, oan khó giải, lo âu khó dứt.
Ví dụ: Ngày Giáp Dần, tháng Mão xem mồ mả được quẻ Khốn biến Tiết
Mùi | Phụ | ||
Dậu | Huynh | ||
o | Hợi | Tử (hóa Thân) - ỨNG | |
Ngọ | Quan | ||
Thìn | Phụ | ||
x | Dần | Tài (hóa Tị) - THẾ |
Người đi xem vì sau khi táng công danh thường gặp khó khăn, tuổi 50 lại không có con cái.
Quẻ Lục Hợp biến Lục Hợp nên đạt được mong muốn. Thế trì Tài là Dần vượng tại Nhật Nguyệt, Hợi thuỷ là Tử Tôn hoá hồi đầu sinh. Qua năm Thân Thế vượng động mà Tử lại được sinh sẽ sinh con quí, Thế hoá Quan nên lại được làm quan tại phủ.
Tam Hợp
Địa Chi gồm 12 thành phần, được chia thành 4 nhóm mỗi nhóm gồm 3 Chi:
- Thân Tí Thìn tạo thành Thủy Cục
- Tị Dậu Sửu tạo thành Kim Cục
- Hợi Mão Mùi tạo thành Mộc Cục
- Dần Ngọ Tuất tạo thành Hỏa Cục
Kết hợp từng 3 Địa Chi này tạo thành những Tam hợp.
Vận dụng về Tam hợp có thể phân thành 4 cách:
- Trong quẻ có 1 hào động mà hợp với Dụng Thần hay Thế để tạo thành cục. Ví dụ hào Ngọ động mà tam hợp với Dần, hay tam hợp với hào Tuất.
- Trong quẻ có 2 hào động hợp với một hào bất động để tạo thành Tam Hợp. Ví đụ hào Ti và Dậu động để cùng hợp với hào Sửu.
- Nội quái có hào sơ và hào tam động biến thành Cục. Ví dụ nội quái là Càn có hào sơ Tí thuỷ động, hào tam Thìn Thổ động, Tí và Thìn là Tam hợp.
- Ngoại quái có hào tứ, hào lục động biến thành Cục. Ví dụ ngoại quái là Li có hào từ là Dậu, hào lục là Tị cùng động tạm thành Tam hợp Tị Dậu.
Luận về hung cát thì Tam hợp đều có tác dụng, xem Dụng Thần được Cục sinh hay khắc, rồi cần Thế hào ở trong Tam hợp, xem được Cục sinh hay khắc nữa mới luận đoán được. Ví như xem công danh mà tạo được Quan cục là vượng công danh, tạo thành Tử Cục là khắc hại Dụng Thần. Xem tiền bạc thì cần được Tam hợp thành Tài Cục mà tránh tạo thành Tam hợp Huynh Cục. Xem ứng thời nếu trong Cục chỉ có hai hào động thì phải đợi thời gian đến Chi còn thiếu mới có tác dụng, như Ngọ, Dần động thì cần đến hoặc năm, hoặc tháng, ngày, giờ Tuất mới có tác dụng.
Ví dụ: Ngày Đinh Tị tháng Mão, hai thôn trên và dưới tranh nhau ruộng, có người đi xem chuyện này được quẻ Li biến thành Khôn:
o | Tị | Huynh (hóa Dậu) - THẾ | |
Mùi | Tử | ||
o | Dậu | Tài (hóa Sửu) | |
o | Hợi | Quan (hóa Mão) - ỨNG | |
Sửu | Tử | ||
o | Mão | Phụ (hóa Mùi) |
Nội quái là thôn của ta (người xem), ngoại quái là thôn của người. Nội quái có Hợi, Mão động hợp tạo thành tam hợp Mộc cục. Ngoại quái có Tị, Dậu động hợp thành tam hợp Kim cục. Kim vốn khắc Mộc nhưng ở đây Kim suy nên chẳng thể khắc được Mộc vượng, khiến khó tranh được với ta. Huống gì quẻ Lục Xung biến Lục Xung nên sẽ có người ngăn cản mà chẳng thành kiện tụng lâu dài. Quả nhiên về sau có người khuyên ngăn nên thôi kiện.
Với quẻ này bình thường thì dùng Thế và Ứng để quy định ta với người, nhưng ở đây Nội và Ngoại quái có tam hợp nên chỉ sự đồng lòng, vì thế mà phải dùng Nội và Ngoại quái để luận. Nếu không biến thành Lục Xung thì việc chẳng yên được.
Với Thiên Can cũng lập Nhị Hợp. Nhị hợp ở đây cho thấy sự kết hợp giữa âm và dương quan trọng hơn sự khắc chế do ngũ hành. Như Ất là âm Mộc hợp với Canh là dương Kim mặc dù Kim khắc Mộc, Bính là dương Hoả lại Nhi hợp với Tân là âm Kim dù Hoả khắc Kim. Phép Nhị Hợp của Thiên Can được sử đụng ở rất nhiều môn thuật số như Độn Giáp, Lục Nhâm. Với Dịch số áp dụng cho nhân sự thường sử dụng nhiều về Địa Chi hơn.
Nhị Hợp của Thiên Can là:
Giáp nhị hợp với Kỷ
Ất nhị hợp với Canh
Bính nhi hợp với Tân
Đinh nhị hợp với Nhâm
Mậu nhị hợp với Quí
LỤC XUNG
Khi định vị trí của Địa Chi trên địa bàn, những Chi có vị trí đối xứng qua tâm gọi là xung. Với những Chi xung nhau thì ngũ hành thường khắc chế lẫn nhau. Đối với Thìn Tuất Sửu Mùi dù có khắc nhưng nhẹ hơn vì Chi nào cũng chứa hành Thổ.
Ta có:
Tí Thuỷ xung với Ngọ Hoả
Sửu Thổ xung với Mùi Thổ
Dần Mộc xung với Thân Kim
Mão Mộc xung với Dậu Kim
Thìn Thổ xung với Tuất Thổ
Tị Hoả xung với Hợi Thủy
Đă xung tức phải cùng Âm hay cùng Dương và ngũ hành khắc chế nhau, chứ Âm và Dương luôn luôn có sự hấp dẫn nhau.
Phép tương xung gồm có 6 loại:
- Nhật thần, Nguyệt Kiến xung với hào
- Quẻ Lục Xung
- Quẻ Lục Hợp biến Lục Xung
- Hào động biến xung
- Quẻ Lục Xung biến Lục Xung
- Hào xung với Hào.
Với quẻ Lục Xung lần lượt có hào Nhất xung với hào Tứ, hào Nhị xung với hào Ngũ, hào Tam xung với hào Lục như những quẻ Bát Thuần đều là quẻ Lục Xung, về hào Xung thì chia làm 4 loại:
- Hào bị Nguyệt Kiến xung gọi là Nguyệt Phá, như xem vào tháng Dần, hào Thân gọi là Nguyệt Phá.
- Hào gặp Nhật Thần xung gọi là Ám Động.
- Hào gặp Nhật Thần xung nhưng hưu tù gọi là Nhật Phá
- Hào động hoá hồi đầu Xung, như hào Ngọ Hoả động hóa Tí Thủy chẳng hạn.
Xung là tán, xem việc hung nên xung, xem việc cát không nên xung. Dĩ nhiên phải dựa vào Dụng Thần để luận, Dung Thần vượng tướng gặp xung chẳng hại mà còn làm việc thêm nhanh, nhưng hưu tù thì lại càng bị hại. Gặp quẻ Lục Hợp biến Lục Xung dù Dụng Thần vượng tướng thì việc mưu sự chỉ tốt ban đầu còn về sau thì hung, việc hữu thuỷ vô chung, việc trước hợp sau lìa, trước hanh thông sau bế tắc, trước vinh sau tiện…
Ví dụ; Ngày Mậu Tuất, tháng Tị xem về tiền bạc được quẻ Phong Lôi ích
Mão | Huynh - ỨNG | |
Tị | Tử | |
Mùi | Tài | |
Thìn | Tài (lâm Không) - THẾ | |
Dần | Huynh | |
Tí | Phụ |
Thế trì Tài là Thìn Thổ gặp Tuần Không ở ngày Mậu Tuất, lại bị Nhật Thần xung nên không có tiền.
Ví dụ: Ngày Bính Thìn, tháng Ngọ xem đi lại buôn bán được quẻ Hằng biến thành Dự
Tuất | Tài - ỨNG | ||
Thân | Quan | ||
Ngọ | Tử | ||
o | Dậu | Quan (hóa Mão) - THẾ | |
o | Hợi | Phụ (hóa Tị) | |
Sửu | Tài |
Thế hào là Dậu Kim động hoá Mão tương xung, may nhờ tương hợp với Nhật Thần nên trong xung gặp hợp, ngoài ra được hào Tuất ám động sinh. Tuy quẻ phản phúc bất thường nhưng có tài lợi. Quẻ này nhờ hoá xung nhưng không khắc, nên buôn bán phải đi lại nhiều nơi, bán hàng giữạ đường và kiếm được lợi tuy vất vả.
Ví dụ: Ngày Ất Mùi tháng Dậu xem con đi lâu chưa thấy về, không hiểu ra sao, được quẻ Khôn
Dậu | Tử - THẾ | |
Hợi | Tài | |
Sửu | Huynh | |
Mão | Quan - ỨNG | |
Tị | Phụ | |
Mùi | Huynh |
Thế trì Tử Tôn lâm Nguyệt Kiến rất vượng, lại được Nhật Thần Mùi Thổ sinh, tuy quẻ Lục Xung nhưng con phải về. Vì vượng thì phải xung động, nên đến năm Mão đắc ý trở về.
Ví dụ: Ngày Giáp Dần tháng Sửu, xem việc mời thầy dạy học cho con được quẻ Bỉ biến Càn
Tuất | Phụ - ỨNG | ||
Thân | Huynh | ||
Ngọ | Quan | ||
x | Mão | Tài (hóa Thìn) - THẾ | |
x | Tị | Quan (hóa Dần) | |
x | Mùi | Phụ (hóa Tí) |
Lấy hào Ứng làm Dụng Thần, quẻ gặp Lục Hợp mà ứng được động hào sinh thì thầy là người có khả năng. Chỉ hiềm quẻ biến Lục Xung nên chẳng lâu dài. Trong quẻ hào Tí là Tử Tôn lâm Không lại bị Nguyệt Kiến khắc nên việc chẳng thành là do ở con.
Quả sau con bị bệnh mất.
- Phàm được quẻ Lục hợp biến Lục xung thì mọi việc trước hợp sau lìa, trước nồng hậu sau thành đạm bạc, trước vinh sau tiện, trước hanh thông sau bế tắc, trước nhanh sau chậm, được rồi mất, thành mà bại tụ rồi tán. Nhưng xem việc quan phi đạo tặc thì tan sự âu lo buồn phiền.
Như ngày Ất Mão tháng Thân,cha và con 7 người đều bị bắt hỏi tội, được quẻ Tốn biến thành Khôn:
o | Mão | Huynh (hóa Dậu) - THẾ | |
o | Tị | Tử (hóa Hợi) | |
Mùi | Tài | ||
o | Dậu | Quan (hóa Mão) - ỨNG | |
o | Hợi | Phụ (hóa Tị) | |
Sửu | Tài |
Đây là quẻ Tốn mộc biến Khôn thổ,gọi là quẻ hoá khử, hoá khử mà không bị khắc thì chẳng hại gì, chỉ vì hào Thế hoá Quỷ, Mão mộc hoá Dậu kim. Mộc phá, Kim khắc mà Tị hoả Tử Tôn lại hoá Hợi thuỷ, Hai hào Phụ đều bị thương mà quẻ Lục xung biến Lục xung, cả nhà tất đều thọ hình.
- Phép xem lấy quẻ Lục xung làm tốt nếu xem việc quan cần xung tán, nhưng phải xem Dụng thần mới đoán như vậy. Quẻ này Lục xung biến Lục xung nhưng vì việc quan mà tán gia.