Chương 5: Nguyệt Tướng - Nhật Thần
NGUYỆT TƯỚNG
Nguyệt tướng tức Nguyệt kiến cũng là Nguyệt lệnh nắm quyền coi ba tuần1 trong tháng, tức cầm quyền trong 30 ngày. Bói vào tháng nào thì Nguyệt tướng là tháng đó. Như xem quẻ vào tháng Giêng thì Nguyệt tướng là Dần, tháng hai Nguyệt tướng là Mão… Trong các môn thuật số thường gọi tắt là Nguyệt, cần xem phần Tứ Thời vượng tướng ở chương trước.
Nguyệt tướng nắm giữ đề cương của vạn quẻ, xem xét xấu tốt của 6 hào, có thể hỗ trợ quẻ suy nhược, ngăn chận cường thạnh của sáu hào, chế phục động biến của các hào, phù khởi Phi Phục. Nguyệt tướng là chủ súy nắm cương lĩnh của vạn quẻ, có thể sinh, hợp, phò, củng các hào suy nhược khiến chúng thành vượng, có thể xung, khắc, hình, phá khiến hào đang vượng trở thành suy. Quẻ có Biến hào khắc chế Động hào, Nguyệt kiến có thể chế phục Biến hào. Quẻ có Động hào khắc chế Tĩnh hào, Nguyệt kiến có thể chế phục Động hào. Dụng thần phục tàng bị Phi thần áp chế, Nguyệt kiến có thể xung khắc Phi thần sinh trợ Phục thần, làm cho hào này trở thành hữu dụng. Hào được Nguyệt hợp là hữu dụng, hào gặp Nguyệt phá là vô công2.
Nguyệt kiến không hiện trong quẻ cũng hữu dụng, khi nhập vào quẻ lại càng mạnh mẽ. Quẻ không có Dụng thần xuất hiện, có thể dùng Nguyệt kiến làm Dụng thần mà không cần tìm Phục thần ở trong quẻ3. Nguyệt kiến xuất hiện trong quẻ mà lâm Nguyên thần4, phúc càng lớn. Nếu nhập quẻ mà làm Kỵ thần thì họa càng sâu, chẳng thà đừng hiện còn hơn.
Hào trị5 Nguyệt kiến gặp Không6 thì bất Không, gặp thương khắc cũng vô hại. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của ta, nếu hào lâm Nguyệt kiến mà gặp Không thì nội trong tuần (10 ngày) lâm Không này, Không vẫn là Không7.
Ví dụ: Ngày Canh Tuất tháng Dần, cầu tài xem được quẻ Đại Hữu:
Tị | Quan - ỨNG | |
Mùi | Phụ | |
Dậu | Huynh | |
Thìn | Phụ - THẾ | |
Dần | Tài | |
Tí | Tử |
Dần mộc Tài hào là Dụng thần, Tài khắc Thế thì tiền tất có. Nhưng trước mắt Dần mộc lâm Không, phải đến ngày Giáp Dần xuất Không thì mới được.
Quả nhiên đến ngày Giáp Dần thì có tiền.
Nếu bảo hào Dần lâm Nguyệt kiến (tháng xem là Dần) gặp Tuần Không sẽ là bất Không thì chẳng đúng. Thật ra nội trong Tuần thì Không vẫn là Không, ra khỏi Tuần mới là bất Không8 .
Phùng Không diệc Không chung phi lạc để chi Không
Phùng thương diệc thương khước hữu đãi thì chi dụng
(Gặp Không cũng là Không, cuối cùng rồi hết cái Không đó
Gặp khắc hại cũng chịu khắc hại, nhưng chờ thời để dùng)
- Dụng thần gặp Không chớ bảo là bất Không, phải chịu Không nhưng nội trong một tuần, đợi ngày xuất Không mới là bất Không. Nếu là Kỵ thần thì xuất Không sẽ gây họa. Nếu là Nguyên thần thì xuất Không sẽ tạo phúc, Nếu hưu tù mà gặp Không mới thực là Không9).
- Hào trị Nguyệt kiến tất vượng, nếu bị hào khác khắc tất bị hại. Xem bệnh thì trước mắt chẳng lành, xem việc thì trước mắt chẳng được. Đợi ngày xung khởi hào đi khắc hại đó, thì khỏi bị hại, bấy giờ bệnh sẽ lành mà việc sẽ thành. Cho nên mới bảo gặp thương sẽ bị thương, chờ thời mà dùng.
Vd: Ngày Bính Dần tháng Dậu xem yết kiến quí nhân, được quẻ Cổ biến Mông:
Dần | Huynh - ỨNG | ||
Tí | Phụ | ||
Tuất | Tài | ||
o | Dậu | Quan (hóa ngọ) - THẾ | |
Hợi | Phụ | ||
Sửu | Tài |
Thế lâm Nguyệt kiến tất được quan tiếp kiến,nhưng bị Ngọ hỏa hóa hồi đầu khác. Cho nên đợi ngày Tí xung khai Ngọ hỏa mới được bái yết.
Quả được yết kiến vào ngày Tí.
Nhật Tuyệt,Nhật xung,Nhật khắc, tu sát biệt vị hữu sinh phù.
Hóa Tuyệt, hóa khắc, hóa Mộ hựu phạ tha hào tăng ché khắc.
(Tuyệt tại Nhật, Nhật xung, Nhật khắc,cần xét có những sinh phò riêng
Hóa Tuyệt, Hóa Mộ, Hóa khắc lại sợ có hào khác chế khắc thêm).
- Hào trị Nguyệt kiến hoặc Mộ tại Nguyệt kiến nếu bi Nhật thần xung khắc cũng có thể địch được, tượng chẳng cát mà cũng chẳng hung. Nếu được hào khác động phù trợ là cát, còn nếu đến để khắc chế thì khó địch nổi dù lâm Nguyệt kiến).
- Như ngày Bính Thân tháng Dần xem lên chức, được quẻ Cấn biến thành Di:
Dần | Quan - THẾ | ||
Tí | Tài | ||
Tuất | Huynh | ||
o | Thân | Tử (hóa Thìn) - Ứng | |
Ngọ | Phụ | ||
x | Thìn | Huynh (hóa Tí) |
Dần mộc là Quan tinh trì Thế, lâm Nguyệt kiến tức vượng tướng, tuy bị ngày Thân khắc nhưng mừng được Thân Tí Thìn hợp thành Thủy cục sinh Quan, không chỉ vô hại mà tháng ba được thăng chức.
Quả tháng ba được thăng chức trấn nhậm tại Vân Nam. Được thăng chức vì Thủy cục sình, ứng tháng ba (Thìn) là tháng xuất Không, ứng với Vân Nam vì Thế trì Quan tinh tại hào lục.
- Ngày Đinh Mùi tháng Ngọ, xem em bị kiện hung hay cát,được quẻ Khốn biến Hằng:
Mùi | Phụ | ||
o | Dậu | Huynh (hóa Thân) | |
Hợi | Tử - Ứng | ||
x | Ngọ | Quan (hóa Dậu) | |
Thìn | Phụ | ||
Dần | Tài - THẾ |
Dậu kim Huynh Đệ là Dụng thần bị tháng Ngọ khắc ngày Mùi sinh, tức có thể địch được, nhưng không nên có Ngọ hỏa động khắc Dụng thần, đúng là bị hào khắc tăng thêm khắc chế.
Người xem hỏi: Có họa gì lớn không?
Đáp: Ngọ hỏa động ở trong quẻ lại càng mạnh mẽ. Nguyệt kiến là Kỵ thần, nên họa chẳng nhỏ, tượng đại hung.
Lại hỏi: Bi hung vào lúc nào?
Đáp: Dậu kim Huynh Đệ hóa Thoái, năm nay là nãm Thìn, Thân hợp với Thìn chẳng lo ngại, sợ sang năm khó tránh được,
Quả qua năm sau bị hạ ngục, đến nãm Thìn bị trọng hình.
Thiên tượng cát giả, tòng tư nhi thái
Thiên tượng hung giả, xuất nguyệt tao truân.
(Quẻ tượng cát rồi từ đó mà tốt
Quẻ tượng hung ra khỏi tháng gặp tai ương)
- Khắc ít sinh nhiều là tượng cát. Khắc nhiều sinh ít là tượng hung. Tượng hung nội trong tháng còn chưa đáng ngại, ra khỏi tháng mới chịu tai họa. Đây là đề cập đến Dụng thần tuy lâm Nguyệt kiến, nhưng có thể được sinh khắc bởi Nhật thần hoặc các hào khác, hoặc hóa hung nên có thể tượng cát hay hung. Nếu tượng cát thì rồi cũng tốt, còn tượng hung thì ra khỏi tháng, khi Nguyệt kiên không còn nắm quyền tất chịu tai họa.
Dụng thần ngộ chi đắc phúc bất khinh
Kỵ thần phùng chi đắc họa bất thiển
(Dụng thần gặp được thì có phúc chằng nhỏ
Kỵ thần gặp phải bị họa không ít)
- Đây là nói Dụng thần lâm Nguyệt kiến mà không bị hào khác thương khắc. Xem được như vậy là đại cát. Kỵ thần lâm Nguyệt kiến mà Dụng thần hưu tù không được cứu, xem việc gì cũng hung.
- Sinh phò Kỵ thần là trợ cho kẻ ác làm tăng bạo ngược. Khắc chế Nguyên thần là cắt đường triệt lương.
- Kỵ thần khắc hại Dụng thần, nếu Nguyệt kiến khắc chế Kỵ thần thì cát lại cát. Nếu Nguyệt kiến khắc chế Nguyên thần là đoạt mất nguồn sống.
Vật cùng tắc biến
Khí măn tất khuynh
(Vật đến cùng cực thì biến đổi
Vật đầy thì nghiêng đổ).
- Dụng thần suy mà gặp thời thì vượng phát, như Dụng thần là Hỏa xem vào mùa đông không vượng tất “vật cùng tắc biến”. Lại như xem vào tháng Giêng mà Dụng thần lâm Nguyệt kiến là đại vượng, như vậy mà gặp thần xung khắc không phải là không phá bại, cho nên “khí mãn tất khuynh”.
- Như ngày Đinh Dậu tháng Dần xeni mở phố bán được quẻ Cấn biến Minh Di:
o | Dần | Quan (hóa Dậu) - THẾ | |
Tí | Tài | ||
Tuất | Huynh | ||
Thân | Tử - ỨNG | ||
Ngọ | Phụ | ||
x | Thìn | Huynh (hóa Mão) |
Thế lâm Dần mộc là được thời. Trước mắt khai trương sẽ rất náo nhiệt, chỉ hiềm ngày Dậu khắc Thế, Thế lại hóa hồi đầu khắc, sinh ít khắc nhiều mà quẻ biến Lục xung, nên tượng chẳng bền.
Người xem nói: Tôi với quản lý không đồng lòng nên có ý thay đổi.
Ta bảo: Quỷ bên mình nên phòng tật bệnh. Quản lý biến tâm làm mình mang lụy.
Quả đến tháng sáu mang bệnh, quản lý bỏ trốn, cáo quan mà chẳng bắt được.
Đó là đúng thời kỳ vượng tướng thì chửng bị thương khắc, qua khỏi lúc đó thì bị hại Ứng vào tháng sáu là tháng hào Thế nhập Mộ, quản lý biến tâm là ứng vào Thân kim vượng xung Thế, tiền bị mất vì Tài là Tí thủy bị Không vong.
Phùng Tuyệt bất Tuyệt, phùng xung bất tán
Nhật sinh Nguyệt khắc kiêm khán sinh phù
Nhật khắc Nguyệt sinh kiêm tra xung khắc.
(Gặp Tuyệt chẳng Tuyệt, gặp xung không tán
Nhật sinh Nguyệt khắc phải xem thêm sinh phò hay không
Nhật khắc Nguyệt sinh phải xét có hào khác xung khắc hay không)
- Nguyệt tướng đương nắm quyền có thể tạo Suy, Tuyệt, Vượng tướng, có thể cường khởi, có thể xung tán. Nguyệt khắc, Nhật sinh được phò trì thì cũng vượng - Nguyệt sinh Nhật khắc,bị thêm hào khác xung khắc cũng suy.
Như ngày Mậu Thìn tháng Ngọ, xem em gái lâm sản hung hay cát, được quẻ Tấn:
Tị | Quan | |
Mùi | Phụ | |
Dậu | Huynh - THẾ | |
Mão | Tài | |
Tị | Quan | |
Mùi | Phụ - ỨNG |
Dậu kim Huynh hào là Dụng thần bị Nguyệt khắc, được Nhật sinh chẳng ngại gì. Ngày Mão giờ Mão tất sinh. Quả qua ngày Mão giờ Mão thì sinh con. Ứng với ngày giờ Mão vì Mão xung khai Dậu tương hợp với ngày Thìn. Hoàng Kim Sách có câu: “Gặp hợp thì đợi xung khai”. Nay Nhật sinh Nguyệt khắc, không bị thêm khắc chế là được.
NHẬT THẦN
Nhật thần là ngày. Bói vào ngày nào thì Nhật thần là ngày đó, Như xem quẻ vào ngày Bính Thân thì Nhật thần là Bính Thân. Tuy nhiên trong môn Bốc Dịch thường chỉ dùng Địa Chi, nên xem vào ngày Tân Dậu thì Nhật thần là Dậu, có ngũ hành là Kim. Trong thuật số gọi tắt là Nhật, vì thế Nhật Nguyệt là Nhật thần và Nguyệt tướng tức ngày và tháng xem quẻ Dịch.
- Nhật thần là chúa tể của sáu hào, coi vượng tướng của bốn mùa. Với Nguyệt tướng nắm quyền trong ba tuần của tháng, khiến mùa Xuân thì sinh, mùa Thu thì sát, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông đều khắc nhau. Riêng Nhật thần thì chẳng thế, đều vượng trong bốn mùa nắm quyền sinh sát, hiệu lực giống như Nguyệt tướng.
- Nhật thần xung hào vượng tĩnh gọi là ám động, xung hào suy tĩnh gọi là Nhật phá. Hàm ám động thì càng tăng sức, hào Nhật phá thì vô dụng.
- Nhật thần có thể sinh phò củng hợp hào suy nhược như mầm non gặp mưa đúng lúc. Có thể khắc hại hình xung hào suy như sương thu giết cỏ.
- Nhật thần xung hào lâm Không gọi là khởi, xung hào hợp là khai. Hào gặp Tuần Không (lâm Không) được Nhật thần xung gọi là “xung Không tất thực” (xung hào gặp Không trở thành thực, tất không còn bị Không nữa). Hào gặp hợp được Nhật thần xung gọi là “hợp xứ phùng xung” (đang hợp gặp được xung).
- Hào nhược thì có thể được Nhật thần sinh hợp tỉ phù cho vượng lên. Hào vượng thì có thể bi Nhật thần hình xung khắc Mộ Tuyệt để cho suy. Hào vượng được xung thì càng vượng. Hào suy bị động xung thì tán.
Các sách đều ghi: “Hào lâm Nguyệt kiến bị Nhật xung không tán” là biết hào đang nắm đang nắm quyền trong tháng chẳng sợ Nhật xung. Còn khi luận về hoạ phúc thì chẳng kể vượng tướng hay hưu tù đều luận là tán cả. Ta thường thử không thấy ứng nghiệm về tán. Thần cơ ở động, động thì ứng nghiệm mà tĩnh thì không thấy tán, Hào vượng tướng càng xung thì càng mạnh, mà hưu tù vô khí nếu có tán thì trong trăm trường hợp chỉ có một hai.
Phùng Nguyệt phá nhi bất phá
Ngộ xung khắc dĩ vô thương
(Gặp Nguyệt phá mà chẳng phá
Gặp xung khắc mà không bị hại)
Hào lâm Nhật thần bị Nguyệt xung không phá,bị Nguyệt khắc không bị hại, gặp động hào khắc cũng không bị hại, hồi đầu khắc cũng chẳng bị hại,vững như núi thái sơn.
Sinh đa khắc thiểu cẩm thượng thiêm hoa
Sinh thiểu khắc đa quả vô địch chúng (Sinh nhiều khắc ít như trên gấm thêm hoa
Sinh ít khắc nhiều, ít khó địch được nhiều)
Hào lâm Nhật thần mà trong quẻ lại có động hào sinh phò thì như gấm thêm hoa. Nếu lâm Nhật thần mà Nguyệt kiến khắc, động hào khắc thì ít chẳng địch nổi số đông.
Tức như ngày Mão xem quẻ, hào lâm Mão gặp Phá (tháng Dậu) thì chẳng bị Phá. Nhưng gặp tháng Dậu mà gặp hào Thân hoặc Dậu động khắc, hoặc hào Mão này động hoá Thân, hoá Dậu, ít không địch nổi số đông, nên Phá trở thành Phá, khắc thương trở thành khắc thương.
- Như ngày Mậu Ngọ tháng Thân xem bệnh được quẻ Độn biến Cấu:
Tuất | Phụ | ||
Thân | Huynh - ỨNG | ||
Ngọ | Quan | ||
Thân | Huynh | ||
x | Ngọ | Quan (hóa Hợi) - THẾ | |
Thìn | Phụ |
Thế hào Ngọ hoả lâm Nhật thần, vốn có gốc vượng tướng. Nhưng không nên có Nguyệt kiến Thân kim sinh Hợi thuỷ hồi đầu khắc Thế.
Quả chết vào ngày Hợi.
- Ngày Đinh Hợi tháng Tị, xem lúc nào vợ trở về, được quẻ Quải biến Lý:
x | Mùi | Huynh (hóa Tuất) | |
Dậu | Tử - THẾ | ||
Hợi | Tài | ||
o | Thìn | Huynh (hóa Sửu) | |
Dần | Quan - ỨNG | ||
Tí | Tài |
Hợi thủy Tài hào là Dụng thần, tuy lâm Nhật thần nhưng bị Nguyệt xung, lại bị hào Huynh động khắc. Tục ngữ có câu: “Song quyền bất địch tứ thủ” (hai nắm tay không địch nổi bốn tay), không những khó hi vọng trở về mà còn phòng bất trắc.
Quả ngày Mão được tin vợ giữa đường gặp họa.
*Hào gọi là vượng tức có ngũ hành Đế Vượng ở Nhật thần.
Hào cùng ngũ hành với Nhật thần gọi là được Nhật thần phù (phò) củng.
Hào Mộ, Tuyệt là hào có Ngũ hành Mộ, Tuyệt tại Nhật thần.
TAM HÌNH - LỤC HẠI
- Tam hình là:
- Dần hình Tị - Tị hình Thân
- Tí hình Mão, Mão hình Ngọ
- Sửu Tuất tương hình - Mùi Thìn tương hình.
- Lại thêm; Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi là tự hình.
Nói như trên tức Dần - Tị - Thân rồi Tí - Mão - Ngọ, Sửu - Tuất - Mùi, Sửu - Tuất - Thìn tạo thành tam hình.
Khi áp dụng chẳng thấy có gì ứng nghiệm cả. Chỉ còn lưu lại một quẻ từ xưa, thấy ở nhiều sách, lấy Tam Hình để luận đoán, vì chẳng có lý gì để đoán xấu cả.
- Ngày Canh Thân, tháng Dần, xem con bị bệnh, được quẻ Gia Nhân biến thành Li:
Mão | Huynh | ||
o | Tị | Tử (hóa Mùi) - ỨNG | |
x | Mùi | Tài (hóa Dậu) | |
Hợi | Phụ | ||
Sửu | Tài - THẾ | ||
Mão | Huynh |
Tị hào là Tử Tôn trong mùa Xuân thì vượng tướng có thể chịu được. Thế mà chết vào ngày Dần giờ Dần. Về sau mới hiểu là gặp Nguyệt kiến là Dần, Nhật thần là Thân,Tử Tôn là Tị. Dần, Tị và Thân hợp thành Tam hình.
Độc nhất có quẻ này là ứng nghiệm như thế.
Với Tí - Mão - Ngọ, Tuất - Sửu - Mùi cũng dùng như thế.
- Lục hại gồm có: Tí hại Mùi,Sửu hại Ngọ, Dần hại Tị, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dậu hại Tuất.
Lục hại không ứng nghiệm gì trong Bốc Dịch,cần loại bỏ.
ÁM ĐỘNG - NHẬT PHÁ
-
Hào tĩnh, vượng tướng bị Nhật thần xung gọi là ám động. Hào tĩnh hưu tù bị Nhật thần xung gọi là Nhật phá. Như Nhật thần là Mão mộc, xung động hào Dậu ở trong quẻ. Nếu Dậu vượng tướng thì Dậu sẽ ám động, nếu Dậu hưu tù thì Dậu bị Nhật phá.
-
Ám động có hung, có cát. Gọi là cát nếu Dụng thần hưu tù được Nguyên thần ám động sinh hoặc Kỵ thần động mà trong quẻ lại có Nguyên thần ám động. Gọi là hung nếu Dụng thần hưu tù không được trợ giúp mà Kỵ thần lại ám động.
Trong quẻ có hào ám động thì hoạ phúc đến không ngờ. Có người bảo ám động thì ứng chậm. Nhưng điều này không đúng.
- Như ngày Kỷ Mùi tháng Dần xem cho con gái bị bệnh đậu, được quẻ Khôn biến Sư:
Dậu | Tử | ||
Hợi | Tài | ||
Sửu | Huynh - THẾ | ||
Mão | Quan | ||
x | Tị | Phụ (hóa Thìn) | |
Mùi | Huynh - ỨNG |
Dậu kim là Tử Tôn hưu tù vì xem vào mùa Xuân, nhưng được Nhật thần sinh. Trong quẻ có Tị hoả động khắc Kim, may nhờ Sửu thổ ám động, nên Tị hoả sinh Sửu thổ, Sửu thổ sinh Dậu kim thành thử toàn sinh.
Người xem nói: Trước mắt thậm nguy cấp.
Đáp: Chẳng hại gì, hôm nay vào giờ Mùi, Thân tất được cứu. Quả đến giờ Thân, gặp thầy thuốc giỏi cứu sống. Như vậy làm sao gọi là ứng chậm.
Footnotes
-
Tuần ngày trước gồm 10 ngày. Mỗi tháng âm lịch chia làm ba tuần là thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. ↩
-
Hào hợp với Nguyệt kiến là Nguyệt hợp. Hào bị Nguyệt kiến xung gọi là Nguyệt phá. ↩
-
Đây là trường hợp Nguyệt kiến có cùng hành với Dụng thần. ↩
-
Tức ở vị trí của Nguyên thần. ↩
-
Có nghĩa ở vị trí. ↩
-
Tức gặp Tuần Không mà xem như không có Tuần Khống này. ↩
-
Có nghĩa vẫn chịu ảnh hưởng của Tuần Không. ↩
-
Ngày Canh Tuất xem quẻ, hào Dần và Mão sẽ lâm Không trong 10 ngày từ ngày Giáp Thìn đến Quí Sửu, sang ngày Giáp Dần sẽ xuất Không. Xem chương Tuần Không sẽ rõ. ↩
-
Tức không có ảnh hưởng tác dụng gì cả, xem như không có, không hiện diện. ↩