Chương 4: Ngũ Hành
I. ĐẠI CƯƠNG
Ngũ Hành được hiểu là năm yếu tố, không phải là yếu tố tĩnh mà là năm thế lực động có tác dụng hỗ tương. Năm yếu tố này tác dụng lẫn nhau mà cấu tạo thành bản chất của muôn vật. Tác phẩm ghi Ngũ Hành sớm nhất có lẽ là thiên Hồng Phạm trong Kinh Thư. Cơ Tử, anh em với cha của Trụ Vương, đã nói đến Cửu Trù trong Hồng Phạm để trả lời câu hỏi của Vũ Vương nhà Chu về thiên đạo. Hồng Phạm là phép tắc lớn, Cửu Trù là chín loại. Trong 9 loại này thứ nhất là Ngũ Hành. Ngũ Hành được Cơ Tử giảng rõ:Nhất viết Thủy nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Kim, ngũ viết Thổ. Thủy viết nhuận hạ, Hỏa viết viêm thượng, Mộc viết khúc trực, Kim viết tòng cách, Thổ viết giá sắc. Nhuận hạ tác hàm, viêm thướng tác khổ, khúc trực tác toan, tòng cách tác tân, giá sác tác cam (Một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. Thủy thì thấm xuống, Hỏa thì bốc lên, Mộc thì biến đổi (khi cong khi thẳng), Kim thì thuận theo (biến đổi theo ý người), Thổ thì nuôi dưỡng (cày gặt). Thấm xuống thì sinh vị mặn, bốc lên thì sinh vị đắng, biến đổi thì sinh vị chua, thuận tòng thì sinh vị cay, nuôi dưỡng thì sinh Vị ngọt).
Học về ngũ hành thì người học thường áp dụng tính chất sinh khắc, hoặc hưu tù vượng tướng, hoặc tìm biết ngũ hành của vạn vật… còn về nguồn gốc thì thật khó biết, nhất là qui định hành cho vạn vật, cho bát quái. Thật ra chỉ dựa trên lời đáp của Cơ Tử về tính chất của các hành để dần dần mà xác định.
II. CAN CHI
Ngũ hành hiện hữu trong muôn loại, từ cụ thể đến trừu tượng. Người ta định Ngũ hành cho Thiên Can, Địa Chi nhờ đó xác định thời gian, không gian; định ngũ hành cho bát quái nhờ đó biết phương hướng và muôn vật loại thuộc về ngũ hành nào. Nhờ vậy từ màu sắc cho đến thanh âm, rồi các bộ phận của cơ thể… đều được định rõ ngũ hành,
Thiên Can, Địa Chi được sử dụng rộng rãi trong dân gian, người ta dùng nhiều nhất trong việc xác định thời gian trong âm lịch. Rồi vì sự tương đương của ngũ hành mà Can Chi lại dùng để định phương hướng.
Thiên Can gồm có 10 yếu tố đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Trong đó còn định dương và âm. Can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, phần còn lại là Can âm. Có nghĩa nếu đánh thứ tự từ Giáp đến Quí, thì những Can có số lẻ thuộc dương và có số chẵn thuộc âm:
- Giáp thuộc dương Mộc
- Ất thuộc âm Mộc
- Bính thuộc dương Hoả
- Đinh thuộc âm Hỏa
- Mậu thuộc dương Thổ
- Kỷ thuộc âm Thổ
- Canh thuộc dương Kim
- Tân thuộc âm Kim
- Nhâm thuộc dương Thuỷ
- Quí thuộc âm Thủy
Địa Chi gồm l2 yếu tố đó là: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Cũng theo thứ tự như Thiên Can, những Địa Chi như Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là Chi dương và Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi là những Chi âm và được đánh số thứ tự:
- Tí thuộc dương Thuỷ
- Sửu thuộc âm Thổ
- Dần thuộc dương Mộc
- Mão thuộc âm Mộc
- Thìn thuộc dương Thổ .
- Tị thuộc âm Hoả
- Ngọ thuộc dương Hỏa
- Mùi thuộc âm Thổ
- Thân thuộc dương Kim
- Dậu thuộc âm Kim
- Tuất thuộc dương Thổ
- Hợi thuộc âm Thuỷ.
Định thời gian: Thời gian được chú trọng nhất là năm, tháng, ngày và giờ. Người ta phối hợp giữa Thiên Can và Địa Chi, đem Can dương phối hợp với Chi dương, Can âm phối hợp với Chi âm để có 60 Can Chi, gọi là 60 hoa giáp. Khởi đầu là Giáp Tí, rồi Ất Sửu, Bính Dần… và kết thúc ở Quí Hợi, để lại tiếp tục khởi Giáp Tí trong chu kỳ thứ hai
a. Năm: Các Năm trong Âm lịch được ghi kế tiếp nhau theo thứ tự của Hoa giáp, khởi đầu Giáp Tí, rồi Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão… Việc ghi chép này khởi đầu ở Trung Quốc cách đây hơn mấy ngàn năm, mà hiện tại vẫn còn dùng. Các năm trong Âm lịch cứ lập đi lập lại mãi, nên vào thời kỳ còn đế chế thường được ghi niên hiệu của các vua để dễ dàng xác định thời kỳ nào, hiện nay thì có Dương lịch hỗ trợ nên việc tính năm trở nên dễ dàng hơn.
b. Tháng: Việc ghi chép các tháng không được cố định như ghi chép năm. Ở Trung Hoa trước thời Hán Vũ Đế thay đổi tùy theo triều đại. Đời nhà Hạ tháng đầu năm là Dần (Kiến Dần), qua nhà Thương định là tháng Sửu, nhà Chu thì tháng Tí, qua nhà Tần là tháng Hợi… Đến năm thứ 7 đời Hán Vũ Đế (104 trước TL), bỏ dùng lịch nhà Tần, qui định tháng Giêng là tháng Dần, và dùng mãi như vậy cho đến tận ngày nay.
- Với Địa Chi thì tháng Giêng là tháng Dần, tháng hai là Mão, tháng ba là tháng Thìn, tháng tư là tháng Tị, tháng năm là tháng Ngọ, tháng sáu là tháng Mùi, tháng bảy là tháng Thân, tháng tám là tháng Dậu, tháng chín là tháng Tuất, tháng mười là tháng Hợi, tháng mười một là tháng Tí và tháng chạp là tháng Sửu.
Còn Thiên Can của Tháng phải tính căn cứ theo Năm. Ngày trước người ta học thuộc phép tính tháng trong năm bằng bài thơ sau:
Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu
Bính Tân chị vị tòng Canh thượng
Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu
Mậu Quí chi niên hà phương pháp?
Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu
(Năm Giáp, Kỷ thì Bính khởi đầu
Năm Ất, Canh là Mậu khởi đầu,
Bính Tân thì khởi từ Canh,
Đinh Nhâm thì thuận theo Nhâm mà đi
Năm Mậu Quí thì theo cách nào đây?
Cứ lấy Giáp Dần làm đầu mà tìm)
Như vậy:
-
Năm có can Giáp hoặc Kỷ, can chi tháng Giêng Bính Dần
-
Năm có can Ất hoặc Canh, can chi của tháng Giêng là Mậu Dần
-
Năm có can Bính hoặc Tân, can chi của tháng Giêng là Canh Dần
-
Năm có can là Đinh hoặc Nhâm, can chi của tháng Giêng là Nhâm Dần
-
Năm có can là Mậu hoặc Quí, can chi của tháng Giêng là Giáp Dần.
Ví dụ như năm Quí Mùi, có Thiên Can là Quí thì tháng Giêng là Giáp Dần, tiếp theo tháng 2 là Ất Mão, tháng 3 là Bính Thìn, tháng 4 là Đinh Tị… Năm Giáp Thân có Thiên Can là Giáp nên Bính khởi đầu tức tháng Giêng là Bính Dần, tháng 2 là Đinh Mão, tháng 3 Mậu Thìn .
Tuy nhiên ta có thể định tháng mau hơn qua phép tính dựa vào số thứ tự của Can:
Giáp (1), Ất (2), Bính (3), Đinh (4), Mậu (5), Kỷ (6), Canh (7), Tân (8), Nhâm (9), Quí (10), và dựa theo công thức:
Can (của năm) x 2 + 1 = Can của tháng Giêng.
Cần để ý, kết quả quá 10 thì trừ bớt đi 10.
Ví dụ năm Đinh Tị có can Đinh (số 4) nên can của tháng Giêng: 4x2 + 1 = 9, 9 là Can của Nhâm, nên năm Đinh Tị có tháng Giêng là Nhâm Dần.
c/ Ngày: Việc ghi ngày hoàn toàn phải dựa vào lịch. Như hôm nay là ngày Giáp Tí thì ngày mai là ngày Ất Sửu, ngày mốt là Bính Dần… Lịch Trung Quốc ghi kế tiếp từ năm này sang năm khác, và đã từ quá lâu rồi, người xưa nhớ Can Chi của ngày giống như ta nhớ ngày dương lịch hiện nay, nên chẳng có chuyện gì cần bàn cãi. Vì vòng Giáp Tí là 60, tức 60 ngày Can Chi của ngày sẽ trở lại như cũ, nên ngày nay có thể dựa vào ngày dương lịch để tính được Can Chi của ngày.
d/ Giờ: Mỗi ngày Âm lịch được khởi đầu vào giờ Tí. Nếu lấy giờ hiện nay mà tính thì đại khái giờ Tí là từ 23 giờ đêm trước đến 1 giờ sáng hôm sau. Vì thế ngày theo Âm lịch khác với ngày Dương lịch, giờ giao ngày là vào 23 giờ, sang 23 giờ phải tính ngày khác. Giờ Âm lịch kéo dài hai tiếng đồng hồ, mỗi ngày gồm 12 giờ. Can Chi của giờ phải dựa theo Thiên Can của ngày. Ngày xưa căn cứ theo bài thơ:
Giáp Kỷ hoàn gia Giáp
Ất Canh Bính tác sơ
Bính Tân tòng Mậu khởi
Đinh Nhâm, Canh Tí cư.
Mậu Quí hà phương pháp
Nhâm Tí thị thuận hành.
(Ngày Giáp, Kỷ thì giờ khởi đầu có Can là Giáp
Ngày Ất, Canh thì giờ khởi đầu có Can là Bính,
Ngày Bính, Tân thì giờ khởi đầu có can là Mậu
Ngày Đinh, Nhâm giờ khởi đầu là Canh Tí
Ngày Mậu, Quí theo phương pháp nào đây?
Cứ lấy giờ khởi đầu là Nhâm Tí mà tính kế tiếp.)
Ví như ngày Kỷ Mão có Can là Kỷ nên giờ Tí có can chi là Giáp Tí, tính tiếp là giờ Ất Sửu, Bính Dần…
Cùng như Thiên Can của tháng tính theo năm Thiên Can của giờ Tí cũng có thể dựa vào số thứ tự Thiên Can của ngày để tính theo công thức:
Can (của giờ khởi đầu) = (Can của ngày X 2) - 1
Ví như ngày Mậu Dần có can Mậu mang số 5, nên giờ Tí có can =5 X 2 - 1 = 9 là số của can Nhâm, tức can chi của giờ khởi đầu là Nhâm Tí, rồi giờ kế tiếp là Quí Sửu, Giáp Dần, Ất Mão…
Việc xác định giờ không phải luôn luôn là khởi đầu từ 23 giờ theo đồng hồ hiện nay, mà tùy thuộc từng mùa:
-
Tháng Giêng và tháng 9 giờ Dần khởi đầu từ canh năm 2 điểm,
-
Tháng 2 và tháng 8 giờ Dần khởi đầu từ canh năm 4 điểm
-
Tháng 3 và tháng 7 giờ Dần khởi đầu khi ánh sáng mật trời tràn khắp cả
-
Tháng 4 và 6 giờ Dần khởi đầu khi mặt trời mọc
-
Tháng 5 giờ Dần khởi đầu khi mặt trời cao cách mặt đất 3 trượng
-
Tháng 10 và Chạp giờ Dần khởi từ canh tư 2 điểm
-
Tháng 11 khời đầu giờ Dần là đầu canh tư.
Để dễ nhận biết ta tính chừng theo đồng hồ ngày nay
-Tháng Giêng và tháng 9 giờ Dần từ 3g30 đến 5g30
-Tháng 2 và tháng 8 giờ Dần: từ 3g40 đến 5g40
-Tháng 3 và tháng 7 giờ Dần từ 3g50 đến 5g 50
-Tháng 5 giờ Dần từ 4gl0 đến 6gl0.
-Tháng 11 giờ Dần từ 3gl0 đến 5gl0
-Tháng 10 và tháng 12 giờ Dần từ 3g20 đến 5g20
Trong các môn thuật số như Bát tự, Độn Giáp… thì giờ có ảnh hưởng rất lớn, nếu xác định sai Can Chi thì đoán định chẳng có chút nào đúng. Riêng môn Bốc Phệ vì sử dụng vào việc cho người nên hoàn toàn dùng Địa Chi mà ít khi sử dụng Thiên Can.
Tùy theo mỗi ngành mà người ta định ngũ hành cho những đối tượng có liên quan đến ngành mình, như về âm thanh thì qui định âm nào thuộc hành gì, về y học thì bộ phận nào thuộc hành gì, về Chiêm tinh thì tinh đẩu nào có hành gì muôn hình vạn trạng, phần lớn chẳng hiểu vì sao định như vậy cả. Ta có thể làm một bảng tóm tắt sơ lược về ngũ hành của các loại:
1 | Ngũ hành | Mộc | Hỏa | Thổ | Kim | Thủy |
---|---|---|---|---|---|---|
2 | Thiên Can | Giáp Ất | Bính Đinh | Mậu Kỷ | Canh Tân | Nhâm Quí |
3 | Địa Chi | Dần Mão | Tị Ngọ Sửu Mùi | Thìn Tuất | Thân Dậu | Hợi Tí |
4 | Bát quái | Chấn Tốn | Li | Cấn Khôn | Càn Đoài | Khảm |
5 | Số từ | 8 | 7 | 5 | 9 | 6 |
6 | Phương hướng | Đông | Nam | Trung ương | Tây | Bắc |
7 | Mùa | Xuân | Hạ | 4 mùa (3,6,9,12) | Thu | Đông |
8 | Ngũ âm | Giốc | Chủy | Cung | Thương | Vũ |
9 | Màu sắc | Xanh | Đỏ | Vàng | Trắng | Đen |
10 | Vị | Chua | Đắng | Ngọt | Cay | Mặn |
11 | Ngũ tinh | Tuế tinh | Huỳnh hoặc | Trấn tinh | Thái bạch | Thần tinh |
12 | Ngũ khí | Phong | Nhiệt | Thấp | Táo | Hàn |
13 | Ngũ quan | Mắt | Lưỡi | Thân | Mũi | Tai |
14 | Ngũ tạng | Can | Tâm | Tì | Phế | Thận |
15 | Ngũ phủ | Mật | Ruột non | Dạ dày | Ruột già | Tam tiêu Bàng quang |
Vì tính chất hỗ tương, nên vẫn dùng Can Chi để định các phẩm loại khác. Liên hệ giữa Ngũ hành và Can Chi quá mật thiết nên trong các môn thuật số đều vận dụng ngũ hành bằng Can Chi.
III. TỨ THỜI VƯỢNG TƯỚNG
Ngũ hành suy vượng tuỳ theo thời gian trong năm. Mỗi năm được phân chia thành bốn mùa, mỗi mùa có ba tháng. Sự phân chia tháng tuỳ theo tiết khí trong năm. Tiết khí lại dựa vào sự vận chuyển của mặt trời, nên sự phân tiết khí đối với Dương Lịch gần như cố định, còn đối với Âm lịch tuỳ theo từng mỗi một năm, phải dựa vào lịch hằng năm để xem Tiết khí thay đổi vào những ngày nào. Vì thế suy vượng của Ngũ Hành theo tháng không đổi thay, mỗi năm luôn luôn gồm 12 tháng, không kể năm Nhuận. Còn suy vượng của Ngũ hành theo ngày phải dựa vào Can Chi của ngày, Can Chi này cũng phải dựa vào Lịch hằng năm, và đã được ghi trước đây hằng ngàn năm mà không có chu kỳ, nên không thể nào dùng phép tính mà tính ngay ra được vì năm Âm lịch biến đổi không lường, về sau muốn tính Can Chi của ngày người ta phải dựa vào Dương Lịch để tính vì số ngày của năm Dương Lịch không đổi thường là 365 ngày và năm nhuận thì 366 ngày mà thôi. Đối với ngày xưa, không dùng Dương Lịch, nên hoặc dùng lịch tính trước hoặc nhờ biết ngày trước mà tính được ngày sau.
1. Qui định Tháng trong năm
-
Tháng Giêng: Nguyệt kiến là Dần, khởi đầu từ tiết Lập Xuân,
-
Tháng Hai: Nguyệt Kiến là Mão, khởi đầu từ tiết Kinh Trập,
-
Tháng Ba: Nguyệt Kiến là Thìn, khởi đầu từ tiết Thanh Minh,
-
Tháng Tư: Nguyệt Kiến là Tị, khởi đầu từ tiết Lập Hạ,
-
Tháng Năm: Nguyệt Kiến là Ngọ, khởi đầu từ tiết Mang Chủng,
-
Tháng Sáu: Nguyệt Kiến là Mùi, khởi đầu từ tiết Tiểu Thử;
-
Tháng Bảy: Nguyệt Kiến là Thân, khởi dầu từ tiết Lập Thu,
-
Tháng Tám: Nguyệt Kiến là Dậu, khởi đầu từ tiết Bạch Lộ,
-
Tháng Chín: Nguyệt Kiến là Tuất, khởi đầu từ tiết Hàn Lộ,
-
Tháng Mười: Nguyệt Kiến là Hợi, khởi đầu từ tiết Lập Đông,
-
Tháng Mười Một: Nguyệt Kiến là Tí, khởi đầu từ tiết Đại Tuyết
-
Tháng Chạp: Nguyệt Kiến là Sửu, khởi đầu từ tiết Tiểu Hàn.
2. Vượng tướng trong bốn mùa
Người ta thường phân định vượng suy của Ngũ hành ra bốn mức: Vượng, Tướng, Hưu, Tù nhưng hưu tù chỉ chung tình trạng Ngũ hành suy kiệt. Vượng là tự sức phát triển năng lực hoàn toàn của Hành. Tướng là khi Hành được sự trợ giúp của ngoại lực. Hưu tù là khi Hành bị khắc, bị hạn chế không thể phát sinh được năng lực của mình.
-
Tháng Giêng, kiến Dần. Dần mộc vượng, Mão mộc vượng kém hơn.
-
Tháng Hai, kiến Mão, Mão Mộc vượng, Dần Mộc vượng kém hơn.
Trong hai tháng trên Mộc đều vượng. Hoả được Mộc sinh nên tướng. Các Hành khác như Thổ (bị Mộc khắc), Kim (bị Hoả khắc), Thuỷ (sinh xuất cho Mộc) đều Hưu tù.
-
Tháng Ba, kiến Thìn. Thìn thổ vượng, Sửu, Mùi thổ vượng kém hơn. Kim được Thổ sinh nên tướng Mộc không vượng nhưng còn dư khí 1 Hoả, Thuỷ đều hưu tù.
-
Tháng Tư, kiến Tị. Tị hoả vượng, Ngọ hoả vượng kém hơn.
-
Tháng Năm, kiến Ngọ. Ngọ hoả vượng, Tị hoả vượng nhưng kém hơn.
Trong hai tháng Tư và Năm, Hoả vượng. Thổ được Hỏa sinh nên tướng. Các hành khác đều hưu tù.
-
Tháng Sáu, kiến Mùi, Mùi thổ vượng. Thìn Tuất vượng kém hơn. Kim được Thổ sinh nên tướng. Hoả còn hưởng dư khí, còn lại đều hưu tù.
-
Tháng Bảy, kiến Thân. Thân kim vượng, Dậu kim vượng kém hơn.
-
Tháng Tám, kiến Dậu. Dậu kim vượng, Thân kim vượng kiém hơn.
Trong hai tháng Bảy và Tám, Kim vượng, Thuỷ được Kim sinh nên tướng còn lại đều hưu tù.
-
Tháng Chín, kiến Tuất. Tuất thổ vượng, Sửu Mùi thổ vượng kém hơn. Kim suy nhưng còn dư khí. Mộc Thuỷ đều hưu tù.
-
Tháng Mười, kiến Hợi. Hợi thủy vượng, Tí thuỷ vượng kém hơn
-
Tháng Mười Một, kiến Tí. Tí thuỷ vượng, Hợi thuỷ vượng kém hơn.
Trong hai tháng Mười và Mười Một, Thuỷ vượng. Mộc được Thuỷ sinh nên tướng. Hoả, Thổ, Kim đều hưu tù.
- Tháng Chạp, kiến Sửu. Sửu thổ vượng. Tuất Thìn thổ vượng kém hơn. Kim được Thuỷ sinh nên tướng. Thuỷ suy nhưng còn dư khí. Hoả, Mộc đểu hưu tù.
IV. NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH
Tương sinh giữa Ngũ hành là một biến chuyển nối tiếp nhau không dứt, có thể biểu hiện trên một đường tròn. Tuy nhiên một hành muốn sinh hành khác phải trong tình trạng động, nếu tĩnh hoặc lâm Không thì không thể sinh được. Còn sinh mà tạo được kết quả hay không còn tùy thuộc vào hào này vượng tướng hay không. Nếu hưu tù thì dù sinh hào khác, việc sinh này không có kết quả gì, không thể làm cho hào được sinh vượng lên.
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ rồi Thổ sinh Kim, vòng tương sinh này nối tiếp mãi.
Kim → Thủy → Mộc → Hỏa → Thổ → Kim
Vd: Ngày Kỷ Mão, tháng Mão xem cho anh bị trọng tội có thể thoát được hay không, được quẻ Phục biến thành Chấn.
Dậu | Tử | ||
Hợi | Tài | ||
x | Sửu | Huynh (hóa Ngọ) - ỨNG | |
Thìn | Huynh | ||
Dần | Quan (hóa Mão) | ||
Tí | Tài – THẾ |
Sửu Thổ là hào Huynh làm Dụng Thần, Sửu Thổ bị Nhật, Nguyệt khắc nên khó tránh được tội, may nhờ Dụng Thần động hóa Ngọ Hỏa hồi đầu sinh, Ngọ lại vượng nên Dụng Thần có khí, tất sẽ được cứu.
Sau quả được ban ân mà thoát chết.
V. NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC
Cũng như Tương Sinh, Tương Khắc là một chuỗi kế tiếp không dứt giữa Ngũ Hành. Một hào muốn khắc hào khác phải trong tình trạng động, còn ở trạng thái tĩnh thì vô dụng. Tuy nhiên hào muốn khắc hào khác phải vượng tướng tức có lực, còn hưu tù thì có khắc cũng không tạo được tác dụng gì cả.
Kim → Mộc → Thổ → Thủy → Hỏa → Kim
Thông thường xem việc gì muốn được tốt thì Dụng Thần tránh khắc mà cần được sinh. Tuy nhiên khi Dụng Thần vượng tướng mà bị khắc thì thuận lợi mà chóng thành. Kỵ Thần là hào khắc Dụng Thần thì nên bị Nhật Nguyệt khắc, hoặc động hóa hồi đầu khắc để Dụng Thần khỏi bị hại.
Vd: Ngày Mậu Thìn, tháng Mão xem cho cha vì việc quan mà phạm tội nặng, được quẻ Tụy biến thành Đồng Nhân.
x | Mùi | Phụ (hóa Thân) | |
Dậu | Huynh - ỨNG | ||
Hợi | Tử | ||
x | Mão | Tài (hóa Hợi) | |
Tị | Quan – THẾ | ||
x | Mùi | Phụ (hóa Mão) |
Ngoại quái có Mùi Thổ là Dụng Thần bị Nguyệt Kiến là Mão Mộc khắc. Nội quái Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục khắc chế Dụng Thần. Dụng Thần bị Nhật hình, Nguyệt khắc, không có trợ lực. Quả sau bị xử tội nặng.
Cùng ngày trên, em xem cho anh bị trọng tội được quẻ Bỉ biến thành Tụng
Tuất | Phụ - ỨNG | ||
Thân | Huynh | ||
Ngọ | Quan | ||
Mão | Tài – THẾ | ||
x | Tị | Quan (hóa Thìn) | |
Mùi | Phụ |
Dụng Thần Huynh Đệ là Thân Kim, bị Quan Quỷ Tị Hỏa khắc nên tất phải tội nặng. May nhờ Nhật Thần xung động Tuất thổ, Tuất thổ là hào ám động sinh Dụng Thần, nên khắc xứ phùng sinh mà thoát khỏi chết.
Người này quả sau có cha tuổi ngoài 80, do đó được trên ban ân khỏi chết.
VI. KHẮC XỨ PHÙNG SINH (Khắc lại được sinh)
Khắc xứ phùng sinh là nơi này chịu khắc, nơi kia được sinh. Nói chung thì Dụng Thần, Nguyên Thần nên được sinh nhiều mà khắc ít, còn Kỵ Thần thì nên chịu khắc nhiều mà được sinh ít thi mới tốt.
Vd: Ngày Bính Thân tháng Thìn xem em bị bệnh đậu mùa được quẻ Ký Tế biến thành Cách
Tí | Huynh - ỨNG | ||
Tuất | Quan | ||
x | Thân | Phụ (hóa Hợi) | |
Hợi | Huynh – THẾ | ||
Sửu | Quan | ||
Mão | Tử |
Huynh Đệ là Hợi thủy làm Dụng Thần, tuy bị Nguyệt Kiến Thìn Thổ khắc, nhưng được Nhật Thần sinh, lại có động hào Thân kim sinh, như thế tuy lâm nguy nhưng được cứu.
Quả đến giờ Dậu ngày này gặp thầy thuốc giỏi, đến ngày Kỷ Hợi thì lành hẳn vì Dụng Thần quá vượng.
VII. ĐỘNG TĨNH SINH KHẮC
Khi trong quẻ có sáu hào an tĩnh thì hào vượng tướng xem như động nên có thể khắc hoặc sinh cho hào hưu tù, Vượng tướng xem như người có sức.
Ví dụ: mùa xuân tháng Mão xem được quẻ Khôn
Dậu | Tử - THẾ | ||
Hợi | Tài | ||
Sửu | Huynh | ||
Mão | Quan -ỨNG | ||
Tị | Phụ | ||
Mùi | Huynh |
Nếu xem về Phụ Mẫu thì Tị hỏa là Dụng Thần, hào tam là Mão mộc tuy không động nhưng vượng vì ở tháng Mão, có thể sinh được Phụ Mẫu. Phụ Mẫu được Mộc sinh nên vượng tướng có thể khắc Tử Tôn. Nếu xem về Tử Tôn thì Tử Tôn suy. Xuân Mộc đang đúng mùa thì Mộc có thể khắc Sửu Mùi thổ là Huynh Đệ, như vậy hào Huynh Đệ hưu tù, vô khí. Ngoài ra cứ phỏng theo như thế với quẻ có sáu hào an tĩnh.
Trong quẻ có hào động thì hào động này có thể khắc hào tĩnh, hào tĩnh vượng tướng không thể khắc được động hào. Tĩnh thì xem như ngồi như nằm, còn động thì xem như đi như chạy.
Ví dụ: Tháng Dần xem được quẻ Đoài biến thành Qui Muội
Mùi | Phụ - THẾ | ||
o | Dậu | Huynh (hóa Thân) | |
Hợi | Tử | ||
Sửu | Phụ - ỨNG | ||
Mão | Tài | ||
Tị | Quan |
Hào Dậu kim ở tháng Dần là hưu tù, vì động có thể khắc hào Mão mộc đang vượng. Nhưng khắc này chỉ làm cho Mão mau phát động mà thôi. Hào Mão vượng đang bị khắc mà không động thì không khắc được hào Thổ là Sửu Mùi… Ngoài ra cứ phỏng theo thế mà luận.
VIII. ĐỘNG BIẾN SINH KHẮC XUNG HỢP
Quẻ có hào phát động, hào này là động hào, động thì biến thành hào khác, hào biến đó là biến hào. Biến hào không thể sinh khắc hào khác và động hào trong quẻ cũng không thể sinh khắc biến hào. Biến hào này chỉ có thể sinh khắc hay xung hợp với hào biến thành nó.
Biến hào có nhiều loại:
-
Biến hào trở lại sinh hào biến ra nó gọi là hồi đầu sinh, có nghĩa là quay trở lại để sinh, ví như hào Mão Mộc biến thành hào Tí Thuỷ chẳng hạn.
-
Biến hào trở lại khắc hào sinh ra nó gọi là hồi đầu khắc, có nghĩa quay lại mà khắc, vì như hào Dậu Kim biến ra TỊ Hoả chẳng hạn.
-
Biến hào hợp với động hào biến ra nó, gọi là biến hợp, hợp đây tức Nhị hợp, ví như hào Tí biến thành hào Sửu, hào Thìn biến thành hào Dậu chẳng hạn.
-
Biến hào có thể xung động hào biến ra nó gọi là biến xung, ví như hào Thân kim biến ra Dần mộc, Tí thuỷ biến thành Ngọ hoả hay ngược lại chẳng hạn.
Phần biến hào là Tấn Thần, Thoái Thần, hoặc quẻ biến là lục xung, lục hợp thì xem ở phần sau.
Vd: Ngày Mão tháng Tí xem được quẻ Khôn biến Tấn
x | Dậu | (hóa Tị) – THẾ | |
Hợi | |||
x | Sửu | (hóa Dậu) | |
Mão | |||
Tị | |||
Mùi |
Hào Dậu động biến thành hào Tị. Dậu kim là động hào, Tị hỏa là biến hào. Tị hồi đầu khắc Dậu mà thôi không thể sinh khắc các hào khác. Hào Sửu thổ động biến thành Dậu kim, hào Sửu Thổ có thể sinh hào Thế là Dậu kim nhưng không thể sinh hoặc khắc biến hào Dậu Kim, mà cũng không thể sinh hoặc khắc các hào biến khác trong quẻ. Chỉ có Nhật Thần, Nguyệt Kiến mới có thể sinh khắc, xung hợp với động hào mà thôi.
Footnotes
-
Vì tháng ba vẫn còn thuộc mùa Xuân. ↩