Chương 11: Biến Quái và Biến Hào
I- BIẾN QUÁI
Quẻ động biến có thể: biến sinh, biến khắc, biến Mộ, biến Tuyệt, biến tỉ hoà.
Biến sinh tức biến thành quẻ có ngũ hành sinh, như quẻ Chấn Mộc biến thành quẻ Khảm Thuỷ chẳng hạn. Biến khắc là biến thành quẻ có hành khắc, như quẻ Càn Kim biến thành quẻ Li Hoả.
Ngũ hành từ sinh vượng đến hưu tù được phân thành 12 giai đoạn: Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử,Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Ví như hành Thủy có Trường sính tại Thân, Mộc Dục tại Dậu, Quan đới tại Tuất, Lâm Quan tại Hợi, Đế Vượng tại Tí, Suy tại Sửu, Bệnh tại Dần, Tử tại Mão, Mộ tại Thìn, Tuyệt tại Tị, Thai tại Ngọ, Dưỡng tại Mùi. vẵn đề biến Mộ Tuyệt sẽ đề cập ở phần sau.
Biến tỉ hoà là biến thành quẻ có cùng hành, như quẻ Tốn Mão mộc biến thành Chấn mộc chẳng hạn. Tuy Hào chiếm phần quan trọng hơn là nội ngoại quái, nhưng với quẻ động nhiều hào thì cần lưu tâm đến biến quái.
Ví dụ: Ngày Tân Tị tháng Mão xem công danh thay cho bậc trưởng bối được quẻ Tốn biến Càn.
Mão | Huynh - THẾ | ||
Tị | Tử | ||
x | Mùi | Tài (hóa Ngọ) | |
Dậu | Quan - ỨNG | ||
Hợi | Phụ | ||
x | Sửu | Tài (hóa Tí) |
Coi thay công danh cho người lớn không quan hệ khó chọn được Dụng Thần để quyết đoán. May nhờ quẻ này quá rõ, Tốn Mộc biến thành Càn Kim, tức hoá hồi đầu khắc, hết đường cứu gỡ. Quẻ này khỏi hỏi về công danh, vì ngay tuổi thọ cũng không bền.
Qua đến tháng Ngọ thì mất chức và tháng Thân thì chết.
Ví dụ: Ngày Bính Thìn, tháng Ngọ xem bệnh được quẻ Li biến Khảm.
o | Tị | Huynh (hóa Tí) - THẾ | |
x | Mùi | Tử (hóa Tuất) | |
o | Dậu | Tài (hóa Thân) | |
o | Hợi | Quan (hóa Ngọ) - ỨNG | |
x | Sửu | Tử (hóa Thìn) | |
o | Mão | Phụ (hóa Dần) |
Quẻ này Li Hoả biến Khảm Thuỷ là hoá hồi đầu khắc, xem bệnh là quẻ rất xấu. May nhờ đang tháng Ngọ nên Hoả vượng thành ra trước mắt chưa can hệ gì, nhưng qua đến mùa đông, Thuỷ vượng tất nguy. Sau quả chết vào ngày Đinh Hợi tháng 9.
Các quẻ thuộc loại thế này này chỉ so sánh giữa quẻ và quẻ biến mà chẳng cần luận trên Dụng Thần. Mà Ngũ hành thì suy vượng theo mùa, nên dựa vào đấy mà đoán.
II. PHẢN PHỤC
Phản và Phục là gọi tắt của Phản Ngâm và Phục Ngâm. Phản Phục gồm quẻ Phản Phục và hào Phản Phục.
1. Quẻ Phản Ngâm là quẻ biến thành quẻ Tương Xung. Hào Phản Ngâm là hào biến thành hào tương xung. Quẻ biến tương xung thì ít mà hào biến tương xung thì nhiều.
- Tí biến Ngọ, Ngọ biến Tí; Sửu biến Mùi, Mùi biến Sửu; Dần biến Thân, Thân biến Dần; Mão biến Dậu, Dậu biến Mão; Thìn biến Tuất, Tuất biến Thìn; Tị biến Hợi, Hợi biến Tị; đều là những hào Phản Ngâm.
- Quẻ Phục Ngâm thì với quẻ kép gồm 6 hào thì chỉ có Tốn vi Phong biến Khôn vi Địa và Khôn vi Địa biến Tốn vi Phong có các hào biến thành hào phản ngâm nên là quẻ Phản Ngâm mà thôi.
- Nếu chỉ quẻ đơn thuộc bát quái thì người ta phân ra Nội quái và Ngoại quái.
Với quẻ thuộc bát quái, sự sắp xếp theo Hậu Thiên Bát Quái, quẻ ở vị trí xung đối nhau, nếu biến quẻ này thành quẻ kia gọi là Phản Ngâm.
a/ Quẻ Càn ở Tây Bắc, bên phải là Tuất, bên trái là Hợi; quẻ Tốn ở Đông Nam, bên phải là Thìn, bên trái là Tị. Càn và Tốn vị trí đối xung, có Hợi Tị và Thìn Tuất tương xung:
- Càn vi Thiên (Ngoại Càn, Nội Càn) biến Tốn Vi Phong (Ngoại Tốn, Nội Tốn) rồi Tốn Vi Phong biến Càn Vi Thiên là những quẻ có Nội Ngoại Quái đều là Càn hay Tốn.
- Thiên Phong cấu (Ngoại Càn, Nội Tốn) biến Phong Thiên Tiểu Súc (Ngoại Tốn, Nội Càn), rồi Phong Thiên Tiểu Súc biến Thiên Phong Cấu là những quẻ có Nội Càn, Ngoại Tốn hoặc Nội Tốn, Ngoại Càn.
Hai quẻ Càn Tốn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm
b/ Quẻ Khảm ở Chính Bắc nằm tại Tí, quẻ Li ở Chính Nam nằm tại Ngọ. Khảm và Li là hai quẻ xung đối, có Tí Ngọ tương xung:
- Khảm Vi Thuỷ biến Li Vi Hoả rồi Li Vi Hoả biến Khảm Vi Thuỷ là những quẻ có Nội Ngoại quái đều là Thuỷ hoặc Hoả
- Thuỷ Hoả Ký Tế biến Hoả Thủy Vị Tế, rồi Hoả Thuỷ Vị Tế biến Thuỷ Hoả Ký Tế là những quẻ có Nội Khảm, Ngoại Li hoặc Nội Li. Ngoại Khảm
Khảm và Li được gọi là hai quẻ Tương Xung, là hai quẻ Phản Ngâm.
c/ Quẻ Cấn ở Đông Bắc bên phải là Sửu, bên trái là Dần; quẻ Khôn ở Tây Nam, bên phải là Mùi, bên trái là Thân, Cấn Khôn vị trí đối xung, có Sửu Mùi và Dần Thân tương xung:
- Cấn Vi Sơn biến Khôn Vi Địa rồi Khôn Vi Địa biến Cấn Vi Sơn là những quẻ có Nội Ngoại Quái đều là Khôn hoặc Cấn.
- Sơn Địa Bát biến Địa Sơn Khiêm rồi Địa Sơn Khiêm biến Sơn Địa Bát là những quẻ có Nội Cấn, Ngoại Khôn hoặc Ngoại Cấn Nội Khôn.
Khôn và Cấn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm.
d/ Quẻ Chấn ở Chính Đông nằm tại Mão, quẻ Đoài ở Chính Tây nằm tai Dậu, hai quẻ này đối nhau, Mão Dậu tương xung
- Chấn vi Lôi biến thành Đoài vi Trạch rồi Đoài vi Trạch biến thành Chấn vi Lôi là những quẻ có Nội Ngoại đều Chấn hoặc Đoài.
- Lôi Trạch Qui Muội biến thành Trạch Lôi Tuỳ, rồi Trạch Lôi Tuỳ biến thành Lôi Trạch Qui Muội là những quẻ có Nội Đoài ngoại Chấn hoặc Nội Chấn ngoại Đoài.
Chấn và Đoài tương xung là hai quẻ phản ngâm
2. Quẻ Phục Ngâm: Quẻ Phục Ngâm là quẻ biến thành chính nó hoặc biến thành quẻ có cùng Địa chí theo thứ tự của các hào. Hào phục ngâm là hào biến thành hào có cung Địa Chi.
Quẻ Phục Ngâm có 3 loại:
- Quẻ Càn biến thành Chấn, Chấn biến thành Càn, rồi Vô Vọng biến thành Đại Tráng, Đại Tráng biến thành Vô Vọng. Nói về Địa Chì tức Tí Dần Thìn biến thành Tí Dần Thìn, Ngọ Thân Tuất biến, thành Ngọ Thân Tuất. Ay là Phục Ngâm cả nội quái lẫn ngoại quái.
- Quẻ Cấu biên thành Hằng, Hằng biến thành Cấu; Độn biến thành Tiểu Quá, Tiểu Quá biến thành Độn; Bỉ biến thành Dự, Dự biến thành Bỉ; Phong biến thành Đồng Nhân, Đồng Nhân biến thành Phong; Lý biến Qui Muội, Qui Muội biến Lý; Giải biến thành Tụng, Tụng biến thành Giải. Nói về địa Chi tức Ngọ Thân Tuất biến thành Ngọ Thân Tuất. Ấy là ngoại quái Phục Ngâm.
- Quẻ Đại Hữu biến thành Phệ Hạp, Phệ Hạp biến thành Đại Hữu; Truân biến thành Nhu, Nhu biến thành Truân; Đại Súc biến thành Di, Di biến thành Đại Súc; Tuỳ biến thành Quải, Quải biến thành Tuỳ; Tiểu Súc biến thành ích, ích biến thành Tiểu Súc; Thái biến Phục, Phục biến Thái. Nói về Địa Chi tức Tí Dần Thìn ịỉiến thành Tí Dần Thìn. Ấy là nội quái Phục Ngâm.
3. Tính Chất
a. Nội quái phản ngâm thì bên trong chẳng an, ngoại quái phản ngâm thì bên ngoài chẳng an. Nội ngoại đều phản ngâm thì trong ngoài đều chẳng an, chủ thành mà bại, bại mà thành; không mà có, có mà không; được mà mất, mất mà được; tán mà tụ, tụ mà tán; muốn động thì thành tĩnh, muốn tĩnh thì thành động. Nói chung là ngang trái không hợp với ý muốn.
Có thể nêu ra vài trường hợp khi gặp quẻ Phản ngâm để hiểu rõ hơn, như xem tài vật gặp quẻ phản phục thì tụ tán thất thường, xem kinh doanh buôn bán thì khi thành khi bại, xem mồ mả gia trạch thì đổi thay, hoặc đổi rồi lại đổi nữa, xem thiên thời thì khi mưa khi nắng, xem tật bệnh thì lành rồi lại đau.. Tuy nhiên còn phải tuỳ thuộc Dụng Thần vượng tướng mà luận đoán. Vượng thì vẫn lợi ích, thất hãm thì tai hại. Như xem công danh mà Dụng thần vượng tướng thì lên chức, rồi lại lên nữa nhưng đổi đi nơi khác, mà thất hãm thì giáng chức đổi đi. Dụng thần đã vượng tướng mà gặp phản phục thì cuối cùng cũng thành tựu dù có biến đổi. Xấu nhất là Dụng thần bị xung khắc, tức tượng đại hung. Vd: Ngày Nhâm Thân, tháng Mão xem đi theo quan phủ đến nơi trấn nhậm, được quẻ Tỉ biến Tỉnh:
Tí | Tài - ỨNG | ||
Tuất | Tuất | ||
Thân | Thân | ||
x | Mão | Quan (hóa Dậu) - THẾ | |
x | Tị | Phụ (hóa Hợi) | |
Mùi | Huynh |
Thế lâm Quan, trì Nguyệt kiến nên vượng tướng, theo quan đi thì được, nhưng nội quái Phản ngâm nên có sự trắc trở. Thế Tuyệt tại Thân là Nhật Thần, mà hoá hồi đầu khắc, đoán chuyến đi này không tốt, Sau vì chỗ điền khuyết của quan gần trại giặc nên người xem từ chối không đi. Rồi vì một cớ khác người xem lại đến nơi quan trấn nhậm. Đến tháng Tuất giặc phá thành cùng quan bị hại.
Trong quẻ Thế trì Quan cùng hoá hồi đầu khắc xung, nên cùng quan bi hại, quẻ Phản ngâm nên không đi rồi sau lại đi.
Ví dụ: Ngày Kỷ Hợi tháng Mão xem thăng quan được quẻ Lâm biến Trung Phu:
x | Dậu | Tử (hóa Mão) | |
x | Hợi | Tài (hóa Tị) - ỨNG | |
Sửu | Huynh | ||
Sửu | Huynh | ||
Mão | Quan - THẾ | ||
Tị | Phụ |
Thế lâm Mão mộc là Nguyệt kiến nên vượng tướng, Thế trì Quan, được Trường Sinh tại Nhật thời Hợi. Thế ở Quan mà vượng nên được lên chức. Quả nhiên trong tháng đó được lên chức đi trấn nhậm ở Sơn Đông. Ứng ngay ở tháng Mão vì Thế trì Nguyệt Kiến, được Nhật Thần sinh, động hào (Hợi) sinh, nên Thế quá vượng. Tuy nhiên ngoại quái Phản ngâm, vì thế sau lại đổi đi Giang Tây.
b. Nội Ngoại Phục ngâm đều không như ý, động hoặc tĩnh đều phiền não. Nội phục ngâm thì trong ưu uất, ngoại phục ngâm thì ngoài không an. Xem danh thì hoạn đồ khốn khó lâu dài, xem lợi thì tài hao lợi tán, xem mồ mả, gia trạch thì dời chẳng được mà giữ chẳng yên; xem hôn nhân thì âu lo chẳng vui, xem quan phi khẩu thiệt thì việc chẳng kết thúc. Nếu Dụng thần vượng tướng thì phải đợi thời gian xung khởi Dụng thần mới yên, còn hưu tù thì dùng có xung khởi cũng ưu uất không thôi. Nếu Dụng thần hoá khắc thì hoạ chẳng nhẹ
Ví dụ: Ngày Quí Tị tháng Thân xem cha nhậm chức ở xa có bình an không, được quẻ Cấu biến Hằng:
o | Tuất | Phụ (hóa Tuất) | |
o | Thân | Huynh (hóa Thân) | |
Ngọ | Quan - ỨNG | ||
Dậu | Huynh | ||
Hợi | Tử | ||
Sửu | Phụ - THẾ |
Tị hoả là Nhật thần sinh Phụ Mẫu thì đoán cha trấn nhậm ở ngoài Kinh được bình an. Chỉ hiềm gặp quẻ Phục ngâm ở ngoại quái nơi ở ngoài chẳng an, nơi trấn nhậm có sự cố làm tâm ưu uất khó đắc ý.
Người xem bảo nơi cha trấn nhậm có rợ Miêu gây hấn, không hiểu có gì đáng lo không, rồi hỏi khi nào về.
Giải đoán: Quẻ gặp Phục ngâm nên muốn về mà không về được, nãm Thìn thiêu tiền mà trở về.
Quả thật bọn Miêu gây loạn rất nguy hiểm, năm Dần xem được quẻ, đến năm Thìn thì trở về, năm Ngọ được đổi đi nơi khác.
Ứng vào năm Thìn vì Thìn xung khởi Phụ Mẫu (Tuất), thiếu tiền vì hào Tử Hợi ám động khắc Quan, đến nãm Ngọ Quan vượng trở lại nên được bổ dụng nơi khác.
Quẻ này quan trọng ở nơi hào Thế còn vượng, không bị xung phá nên Phục ngâm mà chẳng hại, chỉ có quan chức đổi thay liên tiếp.