Chương 15: Lục Thần
Lục Thần còn gọi là Lục Thú tức sáu con thú gồm Thanh Long (rồng xanh), Chu Tước (sẻ đỏ), Câu Trần Địa Ngục, Đằng Xà (thần rắn)1, Bạch Hổ (cọp trắng), Huyền Vũ (rùa đen)2.
Để an Lục thú vào quẻ phải căn cứ vào Thiên can của Nhật thần. An khởi từ hào sơ đến hào lục của quẻ theo thứ tự vòng tròn: Thanh Long - Chu tước - Câu Trần - Đằng Xà - Bạch Hổ - Huyền Vũ.
- Ngày Giáp Ất khởi Thanh Long;
- Ngày Bính Đinh khởi Chu Tước;
- Ngày Mậu khởi Câu Trần;
- Ngày Kỷ khởi Đằng Xà;
- Ngày Canh Tân khởi Bạch Hổ;
- Ngày Nhâm Quí khởi Huyền Vũ.
Việc khởi Thú nào căn cứ vào ngũ hành của mỗi thú. Trong Lục thú thì Thanh Long (màu xanh) thuộc Mộc, Chu Tước (màu đỏ) thuộc Hoả, Câu Trần, Đằng Xà thuộc Thổ, Bạch Hổ (màu trắng) thuộc Kim, Huyền Vũ (màu đen) thuộc Thuỷ. Với Thiên can thì Giáp Ất thuộc Mộc, Bính Đinh thuộc Hoả, Mậu Kỷ thuộc Thổ, Canh Tân thuộc Kim, Nhâm Quí thuộc Thuỷ. Vì thế khởi hào sơ theo đúng ngũ hành của Thiên can Nhật Thần.
Ví dụ: Ngày xem là Giáp Ất:
- Hào lục Huyền Vũ
- Hào ngũ Bạch HỔ
- Hào tứ Đằng Xà
- Hào tam Câu Trần
- Hào nhị Chu tước
- Hào sơ Thanh long
Ngày xem là Bính Đinh:
- Hào lục Thanh Long
- Hào ngũ Huyền Vũ
- Hào tứ Bạch Hổ
- Hào tam Đằng Xà
- Hào nhị Câu Trần
- Hào sơ Chu tước
Các thiên can khác của Nhật thần sẽ phỏng theo như thế.
Các sách khác đều cho Thanh Long là cát, Bạch Hổ là hung. Thiên Nguyên Phú ghi: “身旺龍持多吉慶” Thân vượng Long trì đa cát khánh (Thân vượng có Thanh Long thì nhiều tốt đẹp). Tuý Kim phú thì ghi:龍動家有喜虎動家有喪 Long động gia hữu hỉ, Hổ động gia hữu tang (Long động nhà có việc mừng, Hổ động nhà có tang. Bố Phệ Nguyên Qui có câu: 螣蛇白虎憂尊長 Đằng Xà, Bạch Hổ ưu tôn trưởng (Gặp Đằng Xà, Bạch Hổ thì có âu lo cho bậc tôn trưởng). Bốc Phệ Đại Toàn lại có câu: 畏啣刀之白虎喜赴水之青龍 Úy hàm đao chi Bạch Hổ, Hỉ phó thủy chi Thanh Long (Gặp Bạch Hổ đáng sợ như ngậm đao, Gặp Thanh Long mừng như gặp nước. Đọc chương Tật Bệnh thì Đằng Xà chủ chết, Bạch Hổ chủ tang. Đó là không dùng Ngũ hành, chỉ đùng Lục Thú để đoán sống chết. Chỉ có Thiên Kim phú là viết: 虎興而遇吉神不害其吉龍動而遇凶曜難掩其凶 Hổ hưng nhi ngộ cát thần bất hại kỳ cát, Long động nhi ngộ hung diệu nan yểm kỳ hung (Hổ động mà gặp Cát thần không hại điều cát, Long động mà gặp Hung tinh chẳng tránh được hung). Đó mới là lẽ đúng đắn.
Tuy Lục Thần không ứng nghiệm trong việc hung cát nhưng mà là yếu tố phụ hoạ. Quẻ tốt gặp Thanh Long càng tốt, quẻ hung gặp Bạch Hổ càng hung. Ngoài ra Huyền Vũ chủ đạo tặc, Chư Tước chủ thị phi thường luôn nghiệm, chỉ ở phần gia trạch, mồ mả là ít nghiệm mà thôi.
Vd: Ngày Mậu Tí xem sinh sản được quẻ Bác biến quẻ Quán.
Dần | Tài | ||
THẾ x | Tí | Tử (hóa Tị) - Thanh Long | |
Tuất | Phụ | ||
Mão | Tài | ||
Tị | Quỷ - ỨNG | ||
Mùi | Phụ |
Tử tôn là Tí thuỷ động hoá Quỷ là Tị hoả, Tí thuỷ Tuyệt tại Tị, nên Tử Tôn hoá Tuyệt biến Quỷ. Ngày nay vừa sinh ra đời thì chết. Thanh Long ở Dụng thần có gì đáng mừng đâu.
Vd: Ngày Giáp Thìn tháng Thân xem anh bị bệnh được quẻ Truân biến Chấn
Tí | Huynh | ||
Hổ o | Tuất | Quan (hóa Thân) - ỨNG | |
Xà x | Thân | Phụ (hóa Ngọ) | |
Thìn | Quỷ | ||
Dần | Tử - THẾ | ||
Tí | Huynh |
Hào Tí thuỷ Huynh đệ là Dụng thần, trong quẻ Kỵ thần và Nguyên thần cùng động mà Nguyệt Kiến lại sinh Thế. Đến ngày Mậu Thân thì lành. Đâu có thể đoán Xà động chủ chết, Hổ động chủ tang3.
Footnotes
-
Cũng là giống rồng, nhưng được xem là thần của các loài rắn. ↩
-
Còn gọi là Nguyên Vũ, có lẽ kiêng chữ Huyền trong tên của vua Khang Hy nhà Thanh. ↩
-
Quẻ này Thế quá suy, bị Nguyệt kiến khắc lại bị Kỵ thần khắc, theo lẽ phải đoán không tốt, không thể chỉ dùng Dụng tốt mà đoán là xong, lại ứng thời vì sao chọn Thân mà không chọn Tuất. Chắc luận thế này hợp lý hơn: Quẻ biến lục xung nên cận bệnh sẽ lành. ↩