Chương 14: Lưỡng Hiện (hai lần hiện)
Lưỡng hiện là hai lần xuất hiện, ở đây đề cập đến Dụng thần gồm đến hai hào trong một quẻ. Với cổ pháp thì:
- bỏ hào hưu tù dùng hào vượng tướng
- bỏ hào tĩnh dùng hào động
- bỏ hào Nguyệt phá dùng hào Bất phá
- bỏ hào lâm Không dùng hào bất Không
- bỏ hào bị thương mà dùng hào không bị thương,
Tuy nhiên khi áp dụng, Dã Hạc đã thấy ứng nghiêm với những hào Tuần Không, Nguyệt phá. Như vậy thành ra:
- bỏ hào bất Không mà dùng hào lâm Không
- bỏ hào bất Phá mà dùng hào Nguyệt phá.
Vd: Ngày Canh Tí tháng Mùí xem cầu tài, được quẻ Tiểu Súc
Mão | Huynh | |
Tị | Tử | |
Mùi | Tài - ỨNG | |
Thìn | Tài - KHÔNG | |
Dần | Huynh | |
Tí | Phụ - THẾ |
Đoán: Ứng lâm Nguyệt kiến là Tài hào lại khắc Thế, nên chắc chắn được.
Hỏi: Lúc nào được.
Đáp: Ngày mai là Tân Sửu, xung hào Tài tất được.
Tuy nhiên kết quả lại được vào ngày Thìn là lúc hào Tàì xuất.
Không, tất là dùng hào lâm Không là Thìn thổ mà bỏ hào bất Không là Mùi thổ.
Quẻ này có hai hào Tài đều là Dụng Thần là Mùi và Thìn, nhưng Thìn lâm Không. Theo cổ pháp thì sẽ lấy Mùi làm Dụng thần. Quẻ này không có hào động nên hào Mùi là Nguyệt kiến chiếm ưu thế (xem như động), hào Thế là Tí thuỷ mà xem vào ngày Tí nên cũng vượng, chính nhờ thế mà bị Tài (thổ) khắc lại có kết quả tốt. Quẻ này bệnh ở hào Tài lâm Không nên xuất không tất có tiền. Theo Dã Hạc chỉ lấy Dụng là hào Thìn, mà thực chất phải dùng cả hai hào.
Vd: Ngày Giáp Ngọ tháng Mùi xem lên chức có được không, xem được quẻ Sư biến Hoán
x | Dậu | Huynh - ỨNG | |
x | Hợi | Huynh (hóa Tị) | |
Sửu | Quan | ||
Ngọ | Tài - THẾ | ||
Thìn | Quan (Không vong) | ||
Ngọ | Tử |
Đoán: Thế hào Ngọ hoả cực vượng vì lâm Nhật thần mà hợp với Nguyệt kiến là Quan tinh. Trong quẻ có hai hào Quan một lâm Không (Thìn), một Nguyệt phá (Sửu). Đến năm Thìn xuất Không tất được lên cao. Tuy nhiên ngoại quái phản ngâm, nên đi rồi lại về.
Quả năm Dần coi đến năm Thìn được điều đi Hà Nam, qua tháng năm (Ngọ) vì một cớ khác được đưa về lại Sở, tháng mười lên Đốc phủ. Trong 10 năm hai lần đều đi mà được một lần thăng chức ứng vào năm Thìn thực Không.
Vd: Ngày Bính Ngọ tháng Hợi, mẹ xem cho con lúc nào thoát được tai ách, ra qưẻ Dự biến Qui Muội
Tuất | Tài | ||
Thân | Quỷ | ||
Ngọ | Tử - ỨNG | ||
Mão | Huynh | ||
x | Tị | Tử | |
x | Mùi | Tài (hóa Tị) - THẾ |
Trong quẻ này Tử Tôn là Dụng thần xuất hiện ở ba nơi, đếu sinh hào Thế, trong đó Ngọ hoả ở Nhật thần là tĩnh, hai hào Tị bị Nguyệt phá, nên đoán năm Tị là năm Thực Phá sẽ thoát tai ách. Ấy là Dụng thần tam hiện mà dụng hào bị Nguyệt phá1.
Dã Hạc nói: Ta dùng hào Nguyệt phá để đoán ứng kỳ quẻ trên không chỉ vì một quẻ này mà thôi, Nguyên Trưởng công tử của lão phu nhân bỏ biên cương trở về, tự thân xem được Tử tôn Thân kim động, động thì ứng với hợp tức ứng năm Tị, rồi người em lại xem cho anh, cũng có hào Huynh là Thân kim động nên cũng ứng với năm Tị, rồi quẻ này Tử hồi đầu sinh Thế, tuy gặp Nguyệt phá nhưng hợp với hai quẻ trước. Cho nên mới dám quyết đoán năm Tị.
Người xem bốc dịch thứ nhất là hoàn toàn dựa vào linh ứng mà thấu suốt, thứ hai là phải chú tâm ghi nhớ các quẻ trước. Nếu không thì với quẻ này Ngọ hoả là Nhật thần sinh Thế, sao không đoán ứng năm Ngọ, hơn nữa năm Ngọ lại hợp với Thế, sao dám đoán năm Tị. Đoán năm Tị chỉ vì hợp với hai quẻ trước mà đoán.
Footnotes
-
Vương Duy Đức trong Bốc Phệ Chánh Tông cho rằng chỉ cần một quẻ cũng có thể đoán ra được kết quả. Quẻ này chỉ nên đoán Thế vượng động hoá Tử tôn, theo ứng thời thì ứng vào năm Ngọ, nhưng Tử là Tị lại động nên phải ứng vào năm Tị. ↩