Chương 1: Bát Quái
I. BÁT QUÁI ĐỒ
Vạch quẻ gồm vạch liền và vạch đứt. Vạch liền là dương ghi bằng: vạch âm ký hiệu bằng .
Bát quái gồm 8 quẻ, mỗi quẻ có ba vạch. Tính từ dưới lên vạch nhất là Hào sơ, vạch hai là Hào nhị, vạch ba là Hào tam.
Quẻ | Tượng |
---|---|
- Quẻ Càn (hay Kiền) gồm ba vạch dương. Quẻ Càn tượng Cha | |
- Quẻ Khôn gồm 3 vạch âm. Quẻ Khôn tượng Mẹ | |
- Quẻ Chấn gồm hào sơ dương, hào nhị và tam đều âm, tượng Trưởng nam | |
- Quẻ Cấn gồm hào sơ, hào nhị đều âm, hào tam dương, tượng Thiếu nam | |
- Quẻ Li gồm hào sơ dương, hào nhị âm, hào tam dương, tượng Trung nữ. | |
- Quẻ Khảm gồm hào sơ âm, hào nhị dương, hào tam âm, tượng Trung nam. | |
- Quẻ Đoài gồm hào sơ và nhị đều dương, hào tam âm, tượng Thiếu nữ. | |
- Quẻ Tốn gồm hào sơ âm, hào nhị và tam đều dương, tượng Trưởng nữ |
Bàn về hình tượng thì: Càn tam liên (Càn có ba vạch liền), Khôn lục đoạn (Khôn có sáu vạch đứt), Chấn ngưỡng bồn (Chấn như chậu để ngửa), Cấn phúc uyển (Cấn như cái chén úp), Li trung hư (Li rỗng bên trong), Khảm trung mãn (Khảm ở giữa đặc), Đoài thượng khuyết (Đoài khuyết bên trên), Tốn hạ đoạn (Tốn đứt phía dưới).
Định về số thứ tự thì: Một Càn, Hai Đoài, Ba Li, Bốn Chấn, Năm Tốn, Sáu Khảm, Bảy Cấn, Tám Khôn. Những số này có được do khi chồng ba vạch âm vạch dương lần lượt lên nhau. Khi chồng vạch, thì chồng lên phía trên mà dương rồi đến âm. Ban đầu chỉ có hai vạch âm và dương gọi là Lưỡng Nghi. Rồi trên vạch dương chồng vạch dương khác, trên vạch âm chồng thêm một vạch âm nữa, từ đó tạo thành Tứ Tượng. Đến giai đoạn cuối trở thành 8, bấy giờ là Bát Quái. Rồi đánh số từ 1 đến 8 ta có kết quả như trên. Các số này được sử dụng nhiều khi ta dùng thẻ tre để bói thay vì dùng đồng tiền.