Vương Tử Đối mến trâu hơn thương dân
Nếu không yêu dân mến nước thì chớ nên dự vào quốc sự.
Trước kia vua Trang Vương nhà Châu yêu nàng Diên Cơ, có snah được một con là VƯơng Tử Đối. Châu Trang Vương rất mến Vương tử Đổi lắm, sai quan Đại phu là Vĩ Quốc làm Thái Phó để dạy dỗ.
Vương Tử Đối có tánh thcihs chơi trâu, một mình nuôi trong nhà hơn hai trăm con trâu, ngày nào cũng cho ăn, cho uống rất kỹ lưỡng, lại cho trâu mặc toàn gấm vóc và đặt tên là Văn Thú…
Vương Tử Đối đi đâu đều có đàn trâu đi theo, giẫm nát cả ruộng nương vườn tước mà không ai dám nói.
Hơn nữa, Vương Tử Đối còn kết thân với năm văn quan Đại Phu là Vĩ Quốc, Biên Bá, Tử Cầm, Chúc Quy và Thiên Phủ là những kẻ có thế lực trong triều nên lúc Châu Ly Vương còn ở ngôi cũng phải kính nể.
Thời gian sau, Châu Ly Vương chết, con là Huệ VƯơng lên ngôi, VƯơng Tử Đối ỷ mình là chú càng lên mặt kiêu ngạo hơn nữa. Châu Huệ Vương rất ghét, tìm cách trấn áp Vương Tử Đối cùng bẻ đảng chẳng ngờ trong cung có kẻ phản nghịch, bên ngoài vua nước Vệ là Vệ Sóc có cựu thù vớ vua nhà Châu nên đem binh giúp Vương Tử Đối chiếm ngôi vua đuổi Châu Huệ Vương trốn snag nước Yên.
Bấy giờ Trịnh Lệ Công muốn giúp nhà Châu để lấy oai trấn áp chư hầu, nên đem quân đến đất Yên rước Châu Huệ Vương về, một mặt cho người sang hiểu dụ Vương Tử Đối nhường ngôi.
Vương TỬ Đối lưỡng lự chưa quyết thì Vĩ Quốc quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ, ngày nay bệ hạ chẳng khác nào như kẻ cỡi trên mình cọp, nếu bước xuống ắt bị cọp phân thây. Vả lại mình đang làm Thiên tử mà trở xuống làm tôi là chuyện không thể được. Trịnh Đột (tức Trịnh Lệ Công) muốn lừa bệ hạ đó xin bệ hạ chớ nghe theo.
Vương Tử Đối nghe theo, đuổi sứ Trịnh về nước.
Trịnh Lệ Công nổi giận, họp binh với Quắc Công (Chúa nước Quắc) cất quân phò Châu Huệ Vương ồ ạt kéo đến Lạc Dương vấn tội.
Vĩ Quốc vội vã vào tâu với Vương Tử Đối, nhưng gặp lúc Vương Tử Đối đang bận cho trâu ăn, nên không ra tiếp.
Vĩ Quốc nói lớn:
- Việc nguy cấp lắm rồi.
Liền giả mệnh vua, sai các tướng đem quân đối địch
Quân sĩ nhà Châu vốn không phục Vương Tử Đối, nên lúc ra khỏi thành đêu chạy về phía Châu Huệ Vương.
Vĩ Quốc thấy vậy vội vã thảo chiếu sai sứ sang nước Vệ cầu cứu, nhưng tờ chiếu thảo chưa xong đã nghe quân bảo:
- Châu Huệ đã vào thành ngự triều rồi.
Vĩ Quốc biết không thể thoát được liền đâm gươm vào họng tự vận. Vương Tử Đối chạy ra cửa tây, khiến nên đi chậm, bị quân Trịnh hay được đuổi theo bắt lại. Châu Huệ vương khiến quân dẫn Vương Tử Đối ra pháp trường xử trận.
Nhận xét:
Có nhiều kẻ lập nên sự nghiệp chỉ vì cơ hội, thì kẻ ấy cũng sẽ vì cơ hội mà mất sự nghiệp.
Vương Tử Đối đoạt ngôi của Châu Huệ VƯơng chỉ là một cơ hội thúc đẩy mà thôi, thực tình Vương Tử Đối không phải là có đủ tư cách để làm một ông vua trị nước.
Đành rằng một người có một sở thích riêng, nhưng mà đã làm một ông vua không thể vì sở thích riêng của mình mà quên cả nhiệm vụ cứu quốc trị dân. Vương Tử Đối trong đời chỉ thích có trâu, mê trâu đến nỗi quân giặc đã vây thành mà conf lo cho trâi ăn, quân giặc đã chiếm thành mà còn lo lùa trâu đi, thế thì ông ta lo trâu hơn lo cho dân chúng rồi. Một ông vua như thế còn cai trị ai?
Vương Tử Đối lên chiếm ngôi chỉ d động cơ thúc đẩy của nhóm cường thần, thực ra ý ông ta cũng chưa chắc đã thích làm như vậy.
Đã không đủ tư cách làm vua thì dự vào việc quốc sự làm gì cho hỏng việc để tiếng cười lại thiên thu.
Một tấm gương sáng tạo cho người sau, những ai thấy mình không gánh vác nổi việc lớn thì thôi, chớ nên vì một cơ hội thuận tiện nào đó cũng mang râu đội mũ ra sân khấu để rồi làm cái chuyện hề khong hề, tướng không ra tướng.
Người ta nói kiếp ngựa trâu là khổ, ví phỏng nghựa trâu sanh nhằm vào thời Vương Tử Đối làm vua, cho mặc gấm vóc, cho ăn cnahf hông thì kiếp ngựa trâu lại sung sướng hơn người vậy.