Tình tri kỷ
- Sinh ta ra ấy là cha mẹ, hiểu biết ta thì trong đời này chỉ có một Bảo Thúc Nha mà thôi.
Quản Di Ngô tên chữ là Trọng, một người tướng khôi ngô, thông minh xuất chúng, học rộng mưu cao, đủ tài kinh thiên vĩ địa. Lúc còn làm hàn sĩ là bạn với Bảo Thúc Nha. Hai người thường đi buôn chung, nhưng mỗi khi kiếm được lời, Quản Di Ngô bao giờ cũng nhận lấy phần hơn, chỉ chia cho Bảo Thúc Nha chút ít mà thôi. Tuy nhiên, Bảo Thúc Nha chẳng bao giờ có ý phàn nàn.
Người ngoài thấy vậy nói với Bảo Thúc Nha:
- Cùng công cán như nhau, sao ông lại để Quản Di Ngô ăn lấn ông như vậy?
Bảo Thúc Nha đáp:
- Quản Di Ngô đâu phải tham lam, chỉ vì gia đình nghèo, tiêu không đủ nên cần tiền thế thôi.
Đến lúc sau ra phò Tề Tương Công, giúp việc quân vụ, mỗi khi ra trận, Quản Di Ngô đi sau, nhưng đến lúc lui bình thì Quản Di Ngô lại chạy trước. Ai nấy cho Quản Di Ngô là nhát gan.
Bảo Thúc Nha nói:
- Không phải Quản Di Ngô nhát gan đâu, chỉ vì ông ta còn mẹ già nên muốn giữ lấy thân mình để nuôi mẹ.
Việc làm của Quản Di Ngô phần nhiều bị thất bại, ai nấy cho là kẻ bất trí, Bảo Thúc Nha bào chữa:
- Đó là con người chưa gặp thời. Nếu lúc Quản Di Ngô đã gặp thời thì mười việc không sai một.
Quản Di Ngô nghe Bảo Thúc Nha nhận xét mình như thế, lòng khâm phục than thầm:
- Sinh ra ta ấy là cha mẹ, mà hiểu biết ta trong đời chỉ có Bảo Thúc Nha mà thôi.
Từ lúc đó hai người trở nên tương đắc.
Nhận xét:
Những tâm hồn lớn gặp nhau.
Trong đời hiểu người hiểu mình là chuyện khó khăn lắm.
Trí óc con người không phải lúc nào cũng cố định, nó biến đổi tùy theo trạng thái của vật chất. Cũng một việc mà người nầy nhận xét hế nầy, người kia nhận xét thế khác. Cùng một việc, cũng một người mà thời gian nầy nhận xét thế nầy, thời gian kia nhận xét thế khác. Cùng một việc cùng một người mà khi ở địa vị nầy họ nhận định cách nầy, ở địa vị kia họ nhận định cách khác.
Như vậy, tư tưởng con người thay đổi theo giá trị sinh hoạt của thể chất. Do đó việc hiểu người, hiểu mình thường bị sinh hoạt vật chất ảnh hưởng làm cho con người sai lạc.
Kẻ muốn hiểu mình, hiểu người cho xác đáng nhất định phải để tư tưởng mình rách rời khỏi giá trị sinh hoạt hiện thời.
Người ta nói những tâm hồn lớn thường gặp nhau, đó là những tâm hồn khoáng đạt, siêu thoát ngoài vòng danh lợi, tư tưởng họ không để danh lợi ràng buộc vậy.
Xem như Bảo Thúc Nha đi buôn chung với Quản Di Ngô, trong lúc Quản Di Ngô ăn chẹt mình đã không giận mà còn nói:
- Quản Di Ngô không phải người tham, chỉ vì nhà nghèo cần tiền tiêu đấy thôi.
Như vật không phải Bảo Thúc Nha đã để tư tưởng mình vượt ra ngoài vong danh lợi rồi sao.
Tư tưởng không bị ràng buộc, tư tưởng ấy nhận xét mới chính đáng.
Đến lúc Quản Di Ngô phò Tề Tương Công, phục vụ trong binh ngũ, lúc ra trận thì đi sau, lúc lui quân lại đi trước, dĩ nhiên là Quản Di Ngô sợ chết rồi.
Có điều đáng bàn là việc Quản Di Ngô sợ chết có chính đáng không?
Bảo Thúc Nha nói:
- Quản Di Ngô không nhát gan, chỉ vì còn mẹ già nên muốn để dành thân mình phụng dưỡng.
Bảo Thúc Nha trả lời như thế cũng chỉ cho qua chuyện, thực ra Tề Tương Công là một ông vua dâm loạn, bạo ngược, tàn ác, còn Thúc Nha và Di Ngô là bậc tôi hiền. Tôi hiền không thờ bạo chúa.
Họ ra giúp Tề Tương Công không phải để phò vua giúp nước mà để chờ thời. Kẻ chờ thời lại đem tấm thân hữu đụng mình chết một cách vô lý sao?
Cho nên, những kẻ không có chí lớn chỉ thấy việc trước mắt, còn kẻ có chỉ lớn không những thấy bổn phận mình ngày nay mà còn biết nhiệm vụ mình ngày sau nữa.
Đời nay, tình bạn nhiều người không hiểu nhau bằng tâm hồn mà hiểu nhau qua chén rượu, qua những lời nịnh dọc. Họ khen chê nhau cũng chỉ vì quyền lợi của họ đối với cá nhân ấy, hoặc để đề cao lấy địa vị của mình mà thôi, đâu có nghĩa gì gọi là hiểu mình hiểu người. Mấy ai được như Thúc Nha - Quản Trọng.