Nàng Ly Cơ với thế tử Thân Sanh
Cái lưỡi của người đàn bà đẹp còn sắc bén hơn lưỡi gươm của đao phủ thủ. Vị tướng tài thường múa gươm nơi trận chiến thì người đàn bà lại thường múa lưỡi nơi chốn phòng khuê.
Vua nước Tấn là Tấn Hiến Công lúc còn ở ngôi Thế tử cưới nàng Giả thị làm chánh thất, nhưng không con, sau đó cưới cháu gái của Khuyển Nhung là Hồ Cơ làm thứ thất, sinh đặng một trai là Trùng Nhĩ, sau nữa lại cưới thêm con gái vua Tiểu Nhung, sanh con là Di Ngô.
Lại nữa, trong lúc vua cha là Tấn Võ Công còn sống có cưới nàng Tề Khương, con nhà tôn thất nước Tề làm tiểu thiếp, nhưng vì Tấn Võ Công đã già, còn nàng Tề Khương đang tuổi xuân xanh cho nên Tấn Hiến Công tư thông với Tề Khương (tiểu thiếp của cha) ăn ở với nhau sinh đặng một trai là Thân Sinh.
Đến lúc Hiến Công lên ngôi, thì chánh thất Giả Thị qua đời, Tấn Hiến Công bèn lập Tề Khương lên làm chánh thất. và con nàng Tề Khương là Thân Sanh lên làm Thế Tử mặc dù lúc đó Trùng Nhĩ và Di Ngô cũng là con của Tấn Hiến Công đã lớn tuổi hơn. Sau đó Tề Khương sanh thêm một gái nữa mới mãn phần.
Nàng Tề Khương chết, Tấn Hiến Công cưới em gái của nàng Giả thị là Gải Quân làm tiểu thiếp, nhưng Gỉả Quân không có con.
Chưa hết, Tân Hiến Công lên ngôi được mời lăm năm, cử binh đi đánh nước Ly Nhung. Chúa nước Ly Nhung bị thua, dâng hai người con gái cho Tấn Hiến Công mà cầu hòa.
Hai người con gái ấy người lớn tên là Ly Cơ, người nhỏ là Thiêu Cơ. Nàng Ly Cơ xinh đẹp phi thường, nhan sắc không thua Tức Vĩ, tướng mạo không nhường Đắc Kỷ, lại thêm lòng dạ nham hiểm, đủ mánh khóe làm say lòng, do đó Tấn Hiến Công rất yêu chuộng.
Chẳng bao lâu Ly Cơ sanh đặng một trai là Hề Tề, còn Thiếu Cơ cũng sanh đặng một trai là Trác Tử.
Vì quá yêu nàng Ly Cơ, Tấn Hiến Công không con thiết gì đến mối tình nàng Tề Khương thuở trước, muốn lập nàng Ly Cơ lên làm chánh thất, bèn đòi quan Thái Bốc là Quách Yên vào triều bảo:
- Khanh thử bói một quẻ xem ta lập Ly Cơ lên làm chánh thất có được không?
Quách Yên tuân lời bói một quẻ rồi nói:
- Quẻ không tốt. Điềm ứng thay đổi lộn xộn không hay.
Tấn Hiến Công không tin, truyền quan Sử Tô bói lại. Quan Sử Tô cũng cho là xấu và nói:
- Tâu Chúa công, chư hầu không ai được cưới vợ hai lần, nay Chúa công đa lập chánh thất rồi, mặc dù chánh thất sớm lìa trần nhưng vẫn có con trai. Nếu Chúa công lập chánh thất nữa thì trái lẽ.
Tấn Hiến Công không nghe, chọn ngày cáo với Thái miếu, lập nangf Ly Cơ lên làm chánh thất, Thiên Cơ làm thứ thất.
Sử Tô thấy vậy thở dài nói riêng với quan Đại phu Lý Khăc:
- Nước Tấn sắp mất rồi biết làm sao
Lý Khắc nghe nói giât mình hỏi:
- Sao thế? Ai làm mất nước Tấn?
Sử Tô đáp:
- Nước Tấn ắt phải bị mất về tay nước Lý-Nhung. Ngày xưa vua Kiệt nhà Hạ, đánh nước Thỉ, người nước Thỉ dâng nàng Muội Hỷ, vua Kiệt yêu Muội Hỷ mà nhà Hạ mất. Vua Trụ nhà Ân đánh nước Tô, người nước Tô dâng Đắc Kỷ, vua Trụ yêu Đắc Kỷ mà nhà Ân mất. Vua U Vương nhà Châu đánh nước Bao, người nước Bao dâng Bao Tự, vua U Vương yêu Bao Tự nên nhà Châu phải suy mất. Nay Chúa Công đi đánh nước Lý Nhung, người Lý Nhung dâng gái đẹp mà Chúa Công say mê như thế lẽ nào nước Tấn còn được?
Lúc đó có quan Thái Bốc là Quách Yên bước vào. Lý Khắc đem những lời Sử Tô thuật lại, Quách Yên nói:
- Cứ theo quẻ thì nước Tấn ta bị loạn chứ chưa mất, vì tiên quân ta mới được phong ở nước Tấn mà, nên vận nước còn dài.
Lý Khắc hỏi:
- Đến bao giờ thì loạn?
Quách Yên nói:
- Chỉ trong vòng mười năm nữa mà thôi.
Hai vị Đại thần nhìn nhau buồn bã rồi lui về. Kế đó Tấn Hiến Công muốn lập con trai nàng Ly Cơ lên làm Thế Tử. Một hôm nói với Ly Cơ:
- Nay phu nhân ở chức Chánh cung, chẳng lẽ con trai phu nhân là Hề Tề không lập lên làm thế tử sao phải lẽ.
Ly Cơ nghe nói lòng mừng khấp khởi, nhưng nàng vốn là một kẻ mưu mô, thâm hiểm, bèn nghĩ thầm:
- Thân Sanh được phong Thế Tử đã lâu, nay vô cớ mà phế đi, ắt quân thần không phục. Hơn nữa Trùng Nhĩ và Di Ngô lại thân mật với Thân Sanh lắm. nếu bây giờ nói ra chưa làm chi được, mà họ lại biết trước đề phòng thì sau nầy rất khó.
Nghĩ như vậy bèn tâu với Tấn Hiến Công:
- Khi Chúa Công lập Thế Tử Thân Sanh cả chư hầu đều biết, nay Thế Tử không có tội gì mà Chúa Công tính việc phế lập, thiếp thà chết chứ không dám vâng mạng.
Tấn Hiến Công ngỡ Ly Cơ có lòng tốt khen ngợi vô cùng rồi bỏ qua việc ấy không nói đến nữa.
Trong triều có hai người tôi được Tấn Hiến Công rất yêu mến, một người là Lương Ngũ và một người là Đông Quan Ngũ, cả hai hợp sức với Tấn Hiến Công lo việc chấp chính. Vì được yêu dùng nên hai người nầy làm lắm chuyện lộng quyền, đến nỗi người nước Tấn gọi là Nhị Ngũ. Nghe tiếng Nhị Ngũ ai cũng phải sợ.
Cũng trong ấy lúc có một phường hát tên Ưu Thi trẻ tuổi đẹp trai, có tài khôi hài rất duyên dáng, vì vậy Tấn Hiến Công rất thích, cho phép được tự do ra vào cung điện, không ai ngăn cấm cả.
Ly Cơ được thế tư tình với Ưu Thi, hai bên tỏ ra tương đắc.
Một hôm Ly Cơ đem ý muốn lập Thế tử Hề Tề nói với Ưu Thi. Ưu Thi đáp:
- Ba vị Công tử kia còn ở tại Kinh đô, việc đó khó thực hiện đuwocj, nay phải tìm cách đưa ba nguoiwf ra trấn cõi ngoài rồi tùy cơ ứng biến. Ly Cơ hỏi:
- Thế thì ta đem ý ấy bàn với Chúa Công có được chăng?
Ưu Thi nói:
- Không nên. Nay có Nhị Ngũ nói gì mà Chúa Công chẳng nghe theo, phu nhân nên bàn bạc mà mua lòng giao kết với họ, hễ Nhị Ngũ thỏa thuận thì việc chẳng khó gì.
Ly Cơ liền đưa vàng bạc cho Ưu Thi đem lo lót cho Lương Ngũ và Đông Quan Ngũ.
Ưu Thi lãnh mạng đến nhà Lương Ngũ trước và nói:
- Thưa ngài, phu nhân muốn làm đẹp lòng ngài nên cho tôi đem lễ vật đến đây, mong ngài không từ chối.
Lương Ngũ nghe nói ngạc nhiên hỏi:
- Phu Nhân có dặn điều chi chăng? Nếu không nói rõ tôi đâu dám nhận?
Ưu Thi đem mưu kế của Ly Cơ thuật lại, Lương Nghĩ nói:
- Việc nầy phải có Đông Quan Ngũ giúp sức mới xong.
Ưu Thi nói:
- Phu Nhân cũng có lễ vật biếu Đông Quan Ngũ như ngài.
Hai người liền dắt nhau đến nhà Đông Quan Ngũ để cùng nhau đàm luận.
Sáng hôm sau, Lương Ngũ vào triều thưa với Tấn Hiến Công:
- Đất Khúc Ốc là chỗ tiên quân thuở xưa lập nghiệp, hiện nay tôn miếu hãy còn, còn đất Bồ và đất Khuất tiếp giáp với Nhung Địch là một nơi trọng địa, ba chỗ ấy cần phải có nguowif trấn thủ, xin Chúa Công sai Thế tử Thân Sanh ra nơi Khúc Ốc, công tử Trùng Nhĩ ra trấn nơi đất Bồ, và công tử Di Ngô ra trấn nơi đất Khuất, được như vậy giang san nước Tấn mới vững vàng.
Tấn Hiến Công nói:
- Đất Khúc Ốc thì phải rồi, còn đất Bồ và đất Khuất là nơi hoang địa, tại sao lại phải cho hai vị công tử ra trấn giữ?
Đông Quan Ngũ quỳ tâu:
- Tuy hoang địa, nhưng lại là nơi trọng địa, nếu xây thành sửa sang cho kiên cố thì đất ấy trở nên trù mật, và nước Tấn sẽ giàu mạnh hơn các chư hầu.
Tấn Hiến Công nghe lời sai Thế tử Thân Sanh ra trấn nơi Khúc Ốc, có quan Thái phó Đỗ Nguyên Khoản theo hầu. Công tử Trùng Nhĩ ra trấn nới đất Bồ, có Hồ Mao theo hầu, Công tử Di Ngô ra trấn nới đất Khuất có Lã Di Dảnh theo hầu.
Ba vị công tử đi rồi, trong triều chỉ còn Hề Tề và Trắc Tử gần gũi với Tấn Hiến Công. Nàng Ly Cơ lại tìm hết mánh khóe để làm say lòng vua Tấn.
Lúc bấy giờ Tấn Hiến Công chia quân ra làm hai đạo, thượng quân và hạ quân.
Đạo Thượng quân thì do Tấn Hiến Công điều khiển, còn đạo Hạ quân thì giao cho Thế tử Thân Sanh sử dụng. Thân Sanh cùng với quan Đại phu Triệu Túc và Tất Vạn kéo quân sang chinh phục nước Cảnh, nước Quắc và nước Ngụy, vì vậy, công lao của Thế tử Thân Sanh rất lớn, khiến cho nàng Ly Cơ ngày đêm buồn bã tính không ra kế để làm hại Thế tử Thân Sanh.
Nhưng nàng vốn là một kẻ nham hiểm làm sao chịu được lâu, nàng nghĩ ra một kế.
Tối hôm ấy nàng rỉ tai nói với Tấn Hiến Công:
- Lâu nay Thế tử ở nơi Khúc Ốc nuôi lòng căm thù thiếp. Nay xin Chúa Công triệu về, nói là thiếp có lòng nhớ mong Thế tử để thiếp sự nuông chiều làm cho mối hờn kia khuây khỏa, may Thế tử dung mạng sống cho thiếp chăng?
Tấn Hiến Công nghe lời viết chiếu sai triệu Thân Sanh về.
Thân Sanh vào ra mắt Tấn Hiến Công rồi cung chúc mừng Ly Cơ, Ly Cơ đón tiếp niềm nở, và đêm ấy xin phép Tấn Hiến Công làm tiệc thết đãi Thân Sanh.
Mãn tiệc, Ly Cơ trở vào gặp Tấn Hiến Công, nàng sụt sùi khóc lóc. Tấn Hiến Công ngạc nhiên hỏi;
- Thế tử có điều gì không được hài lòng phu nhân sao?
Ly Cơ nói:
- Thiếp cũng tưởng mở tiệc đã đằng để mua lòng Thế tử, cởi mở oán thù, ai ngờ Thế tử lại vô lễ, đùa bỡn với thiếp, giở trò trêu hoa ghẹo nguyệt, thiếp chống cự mãi mới chạy thoát.
Tấn Hiến Công cau mày suy nghĩ:
- Thân Sanh lâu nay là một đứa con thảo thuận, lễ nào lại có cử chỉ loạn luân ấy?
Ly Cơ nói:
- Nếu Chúa công không tin lời thiếp vậy Chúa Công thử cho thiếp cùng Thế tử dạo chơi trong vườn hoa, Chúa Công đứng núp trên đài nhìn xuống thì rõ sự tình.
Tấn Hiến Công y lời:
Sáng hôm sau, Ly Cơ triệu Thế tử Thân Sanh cùng vào chơi trong vườn hoa, Ly Cơ đã lập kế sẵn, lấy mật bôi vào mái tóc, nên lúc bước vào vườn hoa ong bướm đua nhau bay đâu.
Ly Cơ nói với Thân Sanh:
- Sao Thế tử không đuổi hộ cho ta?
Thân Sanh vô tình đâu rõ được kế độc, lấy tay áo xua đuổi đàn ong bướm. Tấn Hiến Công đứng trên đài cao trông thấy, đinh ninh Thế tử có ý trêu ghẹo Ly Cơ nên muốn đem giết.
Ly Cơ nói:
- Mặc dầu thế tử bất hiếu, nhưng nay thiếp triệu về mà Chúa Công đem giết ắt thiên hạ cho thiếp âm mưu. Vả lại việc đó trong vòng ám muội chưa ai biết được, xin Chúa Công nên nhẫn nhục.
Tấn Hiến Công liền cho Thân Sanh về Khúc Ốc rồi mật sai người bới lông tìm vết để hãm hại.
Một hôm Tấn Hiến Công đi săn nơi đất Dịch Hoàng, Ly Cơ bàn luận với Ưu Thi rồi cho người ra nói với Thế tử Thân Sanh:
- Chánh cung vừa nằm mộng thấy Tề kHương (mẹ Thân Sanh) kêu đói không có gì ăn, nên đến bảo Thết tử phải lo cúng mẹ.
Thân Sanh tuân lời bày tiệc lễ tế mẹ, rồi gởi phần về dâng cho Tấn Hiên sCoong. Nhưng lúc ấy Tấn Hiến Công đi săn chưa về, món ăn phải để lại đến sáu ngà sa. Trong thời gian đó, Ly Cơ tẩm thuốc độc vào các thức ăn và rượu, đợi Tấn Hiến Công về đem dâng.
Khi Tấn Hiến Công về triều, Ly Cơ tâu:
- Thiếp nằm mộng thấy Tề Khương kêu đói, lòng thiếp quá thương tâm, sai người đến Khúc Ốc bảo Thế Tử lập đàn tế lễ, Thế tử đã tế xong gởi phần về dâng Chúa công đấy.
Tấn Hiến Công toan rót rượu uống. Ly Cơ cản lại, nói:
- Món ăn từ ngoài đưa vào xin Chúa Công phải thận trọng mới được.
Tấn Hiến Công rót rượu xuống đất thấy hơi độc bốc lên thất kinh khiến đưa vào một con chó để thử, con chó vừa ăn xong một miếng thịt, tức khắc ngã lăn ra chết.
Ly Cơ lại khiến một tên nội thị ăn thử. Tên nội thị chần chờ, nhưng Ly Cơ bắt buộc phải ăn cho được. Nội thị ăn xong hộc máu chết.
Ly Cơ làm ra vẻ kinh hãi hét to:
- Ôi, cơ nghiệp này là của Thế Tử, Chúa Công đã già rồi, Thế tử không thể chờ được ít lâu nữa sao?
Nói xong nước mắt chảy ròng ròng, bước đến trước mặt Tấn Hiến Công tâu:
- Thế tử sở dĩ bày kế này chỉ vì mẹ con thiếp mà thôi. Nay muốn cho Chúa Công và Thế tử được hòa hảo, thiếp xi ăn thế những món đồ độc này mà chết.
Nói xong, cầm đũa toan gắp đồ ăn đưa miệng. Tấn Hiến Công cản lại, mặt biến sắc, ôm Ly Cơ vào lòng nói:
- Thôi phu nhân chớ buồn, để ta tuyênc áo với triều thần giết Thân Sanh đi là xong.
Nói rồi lâm triều, triệu các quan đến thương nghị.
Các quan hiểu rõ lòng Tấn Hiến Công đã quyết, nên chẳng dám can ngăn. Đông Quan Ngũ ra thưa:
- Thế tử đã bất hiếu như vậy, tôi xin đem quân đến Khúc Ốc bắt Thế tử đem về cho Chúa Công trị tội.
Tấn Hiến Công liền sai Lương Ngũ làm chánh tướng, Đông Quang Ngũ làm phó tướng kéo binh đến Khúc Ốc. Hai tướng tuân lệnh kéo quân ra đi.
Giữa lúc ấy tại triều có Hồ Đột, vẫn đóng cửa nằm nhà, chừng hay được tin, viết một mật thư sai người đến Khúc Ốc tin cho Thế Tử Thân Sanh hay trước.
Thân Sanh xem thư xong bàn bạc với quan Thái phó Đỗ Nguyên Khoản. Đỗ Nguyên Khoản nói:
- Phần tế để trong triều đã sáu hôm, thì rõ là người trong cung bỏ thuốc độc, nay Thế tử làm một minh trạng gởi về triều kêu oan, le nào trong triều không có ai biện bạch cho Thế tử sao?
Thân Sanh nói:
- Phụ thân tôi ngày nay đã mê Ly Cơ đến nỗi quên ăn bỏ ngủ, dù có minh oan thì chẳng ích gì. Làm vua mà đã ghét con thì sớm muộn gì đứa con cũng phải chết, chi bằng tôi chết đi cho vừa lòng phụ thân tôi.
Đỗ Nguyên Khoản nói:
- Thế tử tìm một nước khác lánh nạn, đợi cho tai biến qua sẽ trở về phục nghiệp.
Thân Sanh nói:
- Đến một nước khác với lý do nào? Nếu đổ lỗi cho thân phụ tôi chẳng lẽ té ra bêu tiếng xấu cho thân phụ tôi, lòng tôi không an, còn nếu tự gán cho mình tội giết cha thì còn mắt mũi nào đến nước người? Thôi thì chỉ có chết là trọn vẹn hơn cả.
Nói xong liền tự viết thư tạ ơn Hồ Đột rồi tự thắt cổ mà chết.
Sáng hôm sau Lương Ngũ và Đông Quan Ngũ kéo quân đến, hay tin Thế tử Thân Sanh đã bỏ mình, liền bắt quan Thái Phó Đỗ Nguyên Khoản đem về triều nạp cho Tấn Hiến Công.
Đỗ Nguyên Khoản đến trước mặt Tấn Hiến Công tỏ nỗi oan tình của Thế tử:
- Thế tử Thân Sanh là một kẻ hiếu thảo, đồ ăn để trong cung có thể là chuyện ám muội, vì nếu thuốc từ ngoài đem vào, đồ ăn để đến sáu ngày được sao?
Ly Cơ đứng núp sau bình phong hoảng vía hét to:
- Đỗ Nguyên Khoản là Thái Phó của Thân Sanh mưu tính việc dữ, sao Chúa Công không giết đi còn để làm gì?
Tấn Hiến Công khiến lực sĩ cầm dùi đồng đánh Đỗ Nguyên Khoản bể óc chết tươi.
Các quan trong triều ai thấy cũng động lòng nhưng không dám nói!
Khi bãi triều Đông Quan Ngũ và Lương Ngũ nói với Ưu Thi:
- Trùng Nhĩ và Di Ngô cùng một phe với Thân Sanh, nếu không hạ được hai kẻ ấy chúng ta còn phải lo ngại.
Ưu Thi vào nói với Ly Cơ. Đêm ấy Ly Cơ khóc nức nở nói với Tấn Hiến Công:
- Trùng Nhĩ và Di Ngô cùng dự mưu với Thân Sanh, nay Thân Sanh chết đi chắc hai vị công tử ấy đổ lỗi cho thiếp đem quân về đánh, Chúa Công cũng nên tiên liệu việc ấy.
Tấn Hiến Công tỏ ý không tin.
Sáng hôm sau khi lâm triều có kẻ vào báo:
- Công tử Trùng Nhĩ và Di Ngô định vào triều nhưng khi đến cửa ngọ môn nghe tin Thế tử Thân Sanh chết, hai vị Công tử quay xe lại bỏ đi hết.
Tấn Hiến Công nói:
- Đã về triều mà không vào yết kiến ta, quả Trùng Nhĩ và Di Ngô có dự mưu đó.
Nói xong liền sai Bột Đề đem quan đến đất Bồ bắt Công tử Trùng Nhĩ, còn Giả Hoa đem quân đến đất Khuất bắt Công tử Di Ngô.
Hồ Đột hay tin vội gọi đứa con thứ của mình là Hồ Yển nói:
- Công tử Trùng Nhĩ tướng mạo khác thường, xương sườn dính liền nhau, con mắt có hai đồng tử lại là người có hiếu, ắt sau này thay cho Thân Sanh mà gìn giữ nghiệp tiên quân được. Con đến đất Bồ họp sức với anh con là Hồ Mao ủng hộ đưa Trùng Nhĩ đi trốn.
Hồ Yển tuân lời lập tức đến đất Bồ phò Công tử Trùng Nhĩ.
Trùng Nhĩ đang bàn với Hồ Mao và Hồ Yển tìm đường đi trốn bỗng có tin Bột Đề đem quân đến vây bắt. Hồ Mao và Hồ Yển vội vã dẫn Trùng Nhĩ trốn ra khỏi nhà.
Nhưng Bột Đề nắm vạt áo của Trùng Nhĩ lôi lại toan rút gươm chém. Hồ Mao nắm tay Trùng Nhĩ kéo tới làm cho vạt áo đứt mất.
Bột Đề đuổi theo không kịp phải đem vạt áo trở về triều dâng cho Tấn Hiến Công. Còn Trùng Nhĩ thì trốn sang nước Địch.
Trong lúc đó thì Công tử Di Ngô được bọn quân thần hộ vệ trốn sang nước Lương…
Nhận xét:
Thuận ý trời, chiều ý người là thành công. Trái ý trời, nghịch ý người là thất bại.
Xưa nay không thiếu gì bậc nữ lưu, đem sắc đẹp thể xác mình để mưu cầu lợi riêng. Họ sử dụng sắc đẹp như một vị tướng tài sử dụng vũ khí ngoài chiến trận.
Ở đây, câu chuyện nàng Ly Cơ đối với Công tử Thân Sanh có những nét đặc sắc của một người đàn bà khô quỉ, xảo quyệt, man trá và thâm độc.
Để thực hiền việc cướp ngôi Thế tử cho Hề Tề đứa con trai mình Ly Cơ không pahir bôn chân, hồi bả mà thực hiện với một chủ trương, đường lối có kế hoạch, có thời gian định trước chẳng khác nào một chánh trị gia mưu cuộc đảo chánh.
Trước hết, Ly Cơ mua chuộc một số tay chân gần gũi vua Tấn để làm hậu thuẫn sai khiến, rồi giả cách thương yêu những kẻ muốn hãm hại, để Tấn Hiến Công lầm tưởng lòng đại nhân đại độ của mình.
Sau đó, Ly Cơ không từ bỏ một biện pháp nào mà nàng có thể lập Hề Tề lên ngôi Thế tử.
Một người đàn bà khôn ngoan như vậy bảo sao Tấn Hiến Công không sa ngã, Thế tử Thân Sanh không lụy thân, và Công tử Trùng Nhĩ, Di Ngô không lưu vong trốn chạy.
Điêu Thuyền dùng sắc đẹp ly khai cha con Đồng Trác, việc thành công là do kế hoạch Vương Doãn. Tây Thi hạ được nước Ngô là nhờ kế hoạch Phạm Lãi. Riêng nàng Ly Cơ tự mình tạo lấy hoàn cảnh, điều kiện và tự sắp xếp cho mình.
Đàn bà như vậy, nếu không kể về mặt đạo đức thì cũng có thể gọi là một nữ lưu tài trí vậy.
Đời nay, có một vài người đàn bà cũng muốn noi gương nàng Ly Cơ xưa, đem nhan sắc mình mê hoặc kẻ có quyền thế để mưu cầu địa vị, sự nghiệp cho chồng con, gia đình mình. Nhưng những kẻ nầy không phải mua chuộc một ông vua, mà mua chuộc những ông quan thầy, những kẻ làm chủ chồng mình. Rồi cũng có những ông chồng đành để vợ con mình xác thịt dâng cho bề trên để hưởng lấy một lợi riêng hay một quyền thế nào đó.
Thương ai thì đem quyền lợi lại cho nguowif đó, thói thường như vậy, chúng ta không trách Tấn Hiến Công là một ông vua tầm thường sống trong vòng sắc dục. Lúc đầu yêu Tề Khương thì lập Công tử Thân Sanh lên ngôi Thế tử, đến lúc yêu Ly Cơ thì lại mưu lập Hề Tề. Sắc đẹp và lời dua mị của đàn bà là một thức thuốc mê, mà Tấn Hiến Công là kẻ thích uống thuốc mê thì tránh đâu được lẽ thường tình ấy.
Tuy nhiên, chúng ta cũng thừa nhận Tấn Hiến Công ở đây mặc dù mê sắc, nhận tính vân còn, bởi vậy ông ta đã có một lần không tin Thế tử Thân Sanh có tư tưởng loạn luân. Ông ta nói:
- Thân Sanh là đứa con hiếu đạo, làm gì có tư tưởng ấy.
Ý thức ấy không phải ở trí sáng suốt của Tấn Hiến Công mà chính là do hành động hiếu thảo của Công tử Thân Sanh ảnh hưởng vào.
Lời thánh nhân có nói: “Người ta ở tốt với mình thì mình phải ở tốt với người ta. Người ta ở xấu với mình thì mình vẫn phải ở tốt với người ta. Mình không xấu với họ, lẽ nào họ xấu với ta sao?”
Đây là quan niệm thánh nhân dạy ta lấy đức răn người, dùng nhân đạo để giác ngộ kẻ làm trái.
Tuy nhiên, vẫn không sao giác ngộ được một ông vua bị đầu độc đã quá nặng.
Nhiều người chê cái chết của Thân Sanh là hèn yếu. Tại sao lại tự hủy mình một cách dễ dàng trước âm mưu của một người đàn bà thâm độc như vậy?
Xét cho kỹ thì Thế tử Thân Sanh đã nói:
- Làm vua đã ghét con thì sớm muộn gì đứa con cũng phải chết, chỉ bằng tôi chết đi cho vừa lòng phụ thân tôi.
Tuy quan niệm ấy có vẻ tiêu cực thật, nhưng cũng là một lý thuyết khá vững chắc.
Thật vậy, khi một ông vua, người có quyền tuyệt đối muốn hãm hại tôi thần thì nhất định vị tôi thần kia phải chết, chỉ trừ khi đứng ra dùng lực chống lại. Huống hồ ông vua ấy là cha muốn hại mạng con. Nếu giữ tròn tấm gương hiếu đạo thế nào đứa con cũng phải lấy cái chết mà thôi.
Cái chết của Thân Sanh không phảu là hèn nhát vô ích đâu. Chính cái chết của Thân Sanh là một đòn tâm lý đánh mạnh vào đầu óc của Tấn Hiến Công, để cho Tấn Hiến Công giải độc, và cũng để tự minh oan cho mình trước con người đàn bà nham hiểm ấy.
Ly Cơ vu cho Thân Sanh vì muốn sớm đoạt ngôi vua nên bỏ thuốc độc vào đồ ăn giết cha mình. Thế mà Thân Sanh lại tự vận, chứng tỏ Thân Sanh không có ý đó rồi. Chết mà chưa tiếc thì còn ước muốn ngai vua làm chi?
Cái chết của Thân Sanh tự nó đã giải oan cho Thân Sanh, chống lại lời vu khống của Ly Cơ rồi, đồng thời cũng để giải độc cho Tấn Hiến Công nữa. Nhưng khổ thay, Tấn Hiến Công là người quá u ám, bị liều thuốc mê sắc đẹp quá nặng, nên cái chết của Thế tử Thân Sanh không làm cho ông ta thức tỉnh nổi.
Tiếp theo cái chết của Thân Sanh là cái chết của Đỗ Nguyên Khoản.
Cái chết của Đỗ Nguyên Khoản ý nghĩa không khác nào như cái chết của Thân Sanh. Ông ta đã bỏ thêm một liều thuốc giải độc hợp sức với Thân Sanh, nhưng lại cũng không làm cho tấn Hiến Công tỉnh dậy. Đau đớn thay!
Có hai cái chết của Thân Sanh và Đỗ Nguyên Khoản mà Hiến Công vẫn không mở được mắt ra nhìn sự thật thì đã biết tài năng mê hoặc của Ly Cơ đến bực nào rồi.