Mối tình mẹ con của Trịnh Trang Công
Sai lầm là chuyện dĩ nhiên trong đời người. Nhưng sai lầm mà biết cách sửa chữa thì đó là tự mình đã học được một bài học quý giá nhất đời. Bởi vậy, sai lầm không đáng sợ, chỉ sợ không biết sai lầm để sửa chữa.
Thế tử nước Trịnh là Quật-Đột, từ khi cha chết, lên kế vị, xưng hiệu là Trịnh-võ-Công. Nhân khi nhà Châu suy yếu, chiếm cả đất Quốc và đất Khoái làm thành một nước lớn.
Bấy giờ Trịnh võ Công và Vệ võ Công đều kiêm chức Khanh sĩ tại triều nhà Châu. Qua năm Bình Vương thứ 13, Vệ võ Công thất lộc, còn một mình Trịnh Võ Công binh chánh, lúc thì về nước Trịnh, lúc ở lại triều nhà Châu.
Vợ Trịnh võ Công là Khương thị sanh đặng hai trai, con lớn đặt tên Ngộ Sanh, con thứ đặt tên là Đoạn.
Ngộ Sanh vì lúc nhỏ đẻ ngược, nên Khương thị không ưa, còn Đoạn thi mặt mũi khôi ngô, lại có sức khỏe lạ thường, nên Khương thị yêu mến lắm.
Một hôm Khương thị ngỏ ý với chồng: - Nếu Đoạn mà được nối ngôi Chúa công sau này thi hơn Ngộ Sanh gấp bội. Trịnh Võ Công không bằng lòng, đáp: - Lớn nhỏ đã có thứ bậc, chẳng nên làm xáo trộn luân thường. Vả chăng Ngộ Sanh có tội lỗi gì mà ta lại bỏ chánh Lập thứ?
Bèn phong cho Ngộ Sanh làm Thế tử, còn Đoạn thì chỉ phong một chỗ đất nhỏ ở cung thành nên gọi là Cung thúc Đoạn.
Việc này làm cho Khương thị không vui Sau đó Trịnh Võ Công qua đời, Ngộ Sanh lên kế vị, xưng hiệu Trịnh trang Công, rồi cũng thế chức cha làm Khanh sĩ nơi triều nhà Châu.
Khương thị thấy Cung thúc Đoạn chẳng được quyền hành gì, một hôm nói với Trịnh trang Công:
- Con được nối nghiệp cha làm Chúa nước Trịnh, đất rộng mấy trăm dặm ngoài mà để em con quản thủ một chỗ đất nhỏ như vậy, con hài lòng sao?
Trịnh trang Công hỏi:
- Ý Mẫu hậu dậy thế nào xin cho con biết?
Khương thị nói:
- Nếu qủa con trọng tình ruột thịt thì việc gì không cấp đất Chế ấp phong cho em?
Trang Công thưa:
- Chế ấp là nơi hiểm địa Tiên vương đã có lời di chúc, không nên đem phong cho ai. Trừ chỗ ấy ra, Mẫu hậu muốn chỗ nào con cũng xin vâng lời: .
Khương thị nói:
- Nếu vậy con phong cho Đoạn đất Kinh thành.
Trịnh Trang Công làm thinh không nói. Khương thị giận ;
- Nếu vậy thì tốt hơn con nên đuổi em con ra khỏi nước để kiếm chỗ dung thân.
Trịnh trang Công bùi ngùi nhìn mẹ nói:
- Thưa mẫu hậu, con đâu dám làm như vậy.
Hôm sau, Trịnh trang Công cho đòi Cung thúc Đoạn vào thành phong đất Kinh thành. Quan Đại phu Tế Túc can:
- Kinh thành đất rộng dân đông chẳng kém gì Vinh Dương, nếu đem phong cho Cung thúc Đoạn ắt sanh hậu hoạn.
Trịnh trang công nói:
- Lệnh của mẹ ta làm sao ta dám cãi.
Cung thúc Đoạn được phong đất Kinh thành
Liền bái tạ lui ra, vào cung từ biệt Khương thị để đi nhậm chức. Khương thị đuổi hết kẻ tả hữu ra. Rồi nói nhỏ với Thúc Đoạn:
Anh con không nghĩ tình cốt nhục, bạc đãi con đã lâu. Hôm nay sở dĩ con được phong đất Kinh thành là nhờ có mẹ nài nỉ lắm mới được. Nay con đến Kinh thành phải lo luyện tập binh mã, dư bị lương thảo cho sẵn, lúc nào có cơ hội mẹ sẽ tin cho con hay, để kéo binh về đánh lấy nước Trịnh. Mẹ làm nội ứng thi cái ngôi của Ngộ Sanh sẽ về tay con không khó.
Thúc Đoạn lãnh mạng từ giã qua Kinh thành, ngày đêm luyện tập binh mã, tích thảo dồn lương chờ cơ hội khởi sự.
Việc này thấu đến tai Trịnh trang Công, nhưng Trịnh trang Công vẫn không nói.
Công tử Lữ thấy thế nói với Trang Công:
- Thái thúc Đoạn ỷ bên trong có mẫu hậu yêu vì, bên ngoài có đất Kinh thành là nơi hiểm yếu, luyện binh mã mưu chiếm giang sơn nước Trịnh, xin Chúa công cho tôi đem quân đến đó bắt Đoạn đem về trị tội.
- Thái Thúc tuy vô đạo, song tội lỗi chưa rõ ràng nếu giết đi không khỏi đau lòng mẹ ta. Hơn nữa trong tình ruột thịt, ta không khỏi mang tiếng bất hiếu, bất nghĩa.
Công tử Lữ than:
- Tình ruột thịt nhiều lúc làm cho người ta không thể quyết đoán được việc lớn. Nếu Chúa Công trọng tình ruột thịt thì không tránh khỏi tai vạ.
Trịnh trang Công nói:
- Nếu Thúc Đoạn đã có âm mưu tạo phản thì hành động mỗi ngày một rõ ràng hơn. Tội lỗi đã rõ thì dẫu ta có trừng trị bằng cách nào mẹ ta cũng không thể trách ta bất nhân, bất nghĩa được Công tử Lữ cúi đầu nói:
- Kiến thức Chúa công rất cao siêu, tôi không thể sánh kịp. Chỉ e thế lực của Thúc Đoạn mỗi ngày một bành trướng thêm, chúng ta sau này khó trừ được.
Trịnh trang Công trầm ngâm hỏi:
- Thế thì bây giờ phải làm cách nào để mẹ ta khỏi oán trách ta vô đạo? Công tử Lữ nói:
- Đã lâu, Chúa công vì lo việc Thúc Đọan không vảo chầu vua nhà Châu. Nay nhân dịp này, Chúa công giả cách vào chầu vua nhà Châu để Thúc Đoạn ngỡ thật đem quân đến đây tạo loạn. Tôi xin đem quân phục sẵn ờ đất Kinh thành, đợi Thúc Đoạn keo quân đi lẻn vào chiếm gỉữ. Còn Chúa công cũng đem một đạo quân theo đường tắt đánh ập lại. Thúc Đoạn dù có cánh bay lên trời cũng không thể trốn thóat được.
Trịnh trang Công cho là kế hay. Hôm sau tuyên bố với triều thần giao cho Tế Túc coi việc triều chính rồi sửa soạn vào chầu vua nhà Châu.
Khương thị hay được tin ấy mừng lắm, viết mật thư sai người tâm phúc đem đến Kinh thành trao cho Thúc Đoạn, trong thư ước hẹn nội trong trung tuần tháng ấy phải đem binh về chiếm lấy nước Trịnh.
Công tử Lữ biết trước sai ngườỉ phục nơi yếu lộ, qủa nhiên bắt được người đem thư ấy. Công tử Lữ liền giết quách người đem thư rồi mang thư về trao cho Trịnh trang Công? Trịnh trang Công rất đau lòng nhưng không thể vì tinh máu mủ mà dung tha kẻ phản nghịch bèn phong bức thư ấy lại như cũ, rồi sai người tâm phúc của mình đem đến Kinh thành trao cho Thúc Đoạn
Được thư Thúc Đoạn hẹn ngày động binh, và dặn Khương thị đến ngày ấy dựng trong thành một cây đại kỳ để biết chỗ tiếp ứng.
Đến ngày ấy, Trịnh trang Công ngầm đóng quân ở Lẫm Giêng còn Công tử Lữ ngầm kéo quân đến Kinh thành. Bởi vậy Thúc Đọan kéo quân ra khỏi thành chưa được bao lâu thì Công tử Lữ đã chiếm mất Kinh thành, nổi lửa đốt cả dinh trại, khói bốc nghịt trời. Thúc Đoạn biết có biến, đem quân trở lại cứu ứng. Chẳng ngờ bị Trịnh trang Công kéo quân đến tiêu diệt. Thúc Đoạn không còn ngả nào chạy nữa, phái đem tàn quân đến Cung thành là chỗ đất được phong trước kia để cố thủ. Nhưng Cung thành chi là một ấp nhỏ, làm sao cự lại với quân triều, nên chẳng bao lâu thành bị phá.
Thúc Đoạn ngước mặt lên trời than:
- Mẹ ta đã gạt ta, ta còn mặt mũi nào trông thấy anh ta nữa. Nói rồi rút gươm tự vận.
Trịnh trang Công thấy trong mình Thúc Đoạn lúc chết còn giữ phong thư của Khương thị, nên tức giận gởi trả thư ấy về cho mẹ mình, và cầm viết đề vào đó một câu thề rất độc:
- Nếu không phải là chốn cửu tuyền, từ nay mẹ con sẽ vĩnh viễn không thấy mặt nhau.
Phong thư về đến Kinh đô, Khương thị mở ra xem, lòng, thẹn thùng quá sức, liệu mình chẳng còn mặt mũi nào thấy mặt con nữa nên lìa khỏi cung, tránh mặt ra ở nơi đất Dinh.
Trịnh trang Công về đến cung không thấy mẹ đâu, lòng buồn bã nghĩ thầm:
“Ta đã ép lòng làm hai một đứa em, nay còn nỡ nào lìa mẹ? Nhưng lời thề đã lỡ, còn biết làm sao?”
Dĩnh khảo Thúc là quan trấn ở Dinh ấp, có lòng hiếu thảo vô cùng, nghe Trịnh trang Công có lời thề từ bỏ người mẹ, trong lòng bất mãn thường nói với mọi người:
- Dù mẹ có lỗi đến đâu, con cũng không nên bất hiếu Chúa Công làm như thế thật trái đạo.
Mấy hôm sau, Dĩnh khảo Thúc nghĩ ra một kế để răn vua liền bắt mấy con chim cú đem vào dâng cho Trịnh trang Công.
Trịnh trang Công hỏi:
- Chim gì vậy?
Khảo Thúc tâu:
- Đây là giống chim cú. Giống chim này ban ngày dẫu một vật to bằng trái núi vẫn không thấy, nhưng ban đêm thì dẫu vật nhỏ bằng sợi tóc cũng thấy rõ. Ấy là giống vật chỉ thấy cái nhỏ mà không thấy cái lớn. Hơn nữa, lúc còn nhỏ, chim mẹ kiếm mồi cho ăn, đến lúc lớn lên, nó không biết gì đến chim mẹ nữa, thật là giống chim bất hiếu nên bắt nó làm thịt ăn.
Trịnh trang Công nghe nói ngồi lặng thinh. Chợt lúc đó có người đem thit dê đến dâng cho vua nhắm rươu. Trịnh trang Công cắt một miếng ban cho Khảo Thúc. Khảo Thúc liền chọn một chỗ thịt ngon nhất, cắt gói Lại thành một gói, cho vào túi áo.
Trịnh Trang Công lấy làm lạ hỏi:
- Khanh để dành làm chi vậy?
Khảo Thúc tâu:
- Mẹ tôi đã già mà nhà lại nghèo khổ, Ít bao giờ được ăn miếng ngon vật lạ. Nay được Chúa công ban thưởng nếu không để dành cho mẹ tôi làm sao sao tôi ăn ngon được?
Trịnh trang Công nói:
- Ngươi thật là kẻ chi hiếu. Tiếc ràng trẫm không thể bằng ngươi được. Khảo Thúc giả bộ ngơ ngác, hỏi:
- Quốc mẫu vẫn được mạnh giỏi, cớ sao Chúa công lại tỏ ý buồn bã?
Trịnh trang Công đem câu chuyện Thúc Đoạn nói lại với Khảo Thúc và hối tiếc vì mình bị mắc lời thề không sao gần mẹ được Khảo Thúc nghe xong, buồn bã, tâu:
- Thúc Đọan đã mất tình cốt nhục chia lìa, nay chỉ còn Quốc mẫu mà Chúa công bỏ bề phụng dưỡng e lỗi đạo làm con. Nếu Chúa công lỡ lời thề, tôi xin dâng một kế có thể phụng dưỡng mẹ mà khỏi phạm lời thề đó.
Trịnh trang Công mừng rỡ hỏi:
- Ngươi có kế gì hãy giúp trẫm.
Khảo Thúc nói:
- Chúa công thề rằng lúc nào xuống chốn hoàng tuyền mới trông thấy mẹ, vậy thi Chúa công truyền đào một cái suối sâu đến tận mạch nước, làm một cái nhà ở dưới hầm, coi đó là hoàng tuyền rước Quốc mẫu đến đó. Hai mẹ con sẽ cởi mở cõi lòng, không phạm lời thề gì cả.
Trịnh trang công y tấu, sai Khảo Thúc đem năm trăm tráng dân đến Khúc Vị đào một cái hầm dưới núi Ngưu Kỳ, cất một ngôi nhà gác trên
Mặt nước, rồi rước Khương thị đến ở đó.
Công việc hoàn thành. Trịnh trang Công đến đó gặp mẹ, sụt sùi lạy mấy lạy và nói:
- Ngộ Sanh này bất hiếu, xin mẫu hậu dung tha
Khương thị buồn vui lẫn lộn, ứa nước mắt nói:
- Đó là lỗi của mẹ. con có tội gì…
Hai mẹ con ôm nhau khóc sướt mướt
Nhận xét:
Khương thị là một người đàn bà tầm thường, nuôi trong lòng một tình thương hẹp hòi. Cùng là con thế mà đứa thương đứa ghét. Hình ảnh Ngộ Sanh, và Thúc Đọan cho chúng ta thấy rõ trong gia đình có con yêu con ghét. Đời này cũng vậy, chăng.