Đốt lửa giễu chư hầu
Thấy dùng cách xé lụa, Bao Tự vẫn không có một nụ cười nào, U Vương lo lắng, quyết tìm cách để mua một nụ cười của người đẹp.
Vua tuyên bố:
- Ai có cách gì làm cho Bao Tự cười một nụ thì trẫm trọng thưởng ngàn vàng.
Quan cận thần Quách thạch Phủ quỳ tâu:
- Ngày trước tiêu vương có lập mười cái phong hỏa đài tại núi Ly Sơn, lại tạo mấy chục cỗ trống lớn, để mỗi khi có giặc Tây Nhung đến xâm lấn thì nổi lửa gióng trống lên để các chư hầu nghe đem quân đến cứu. Từ ấy đến nay trong nước thái bình, phong hỏa đài không dùng đến. Nếu By Sạ muốn làm cho Chánh hậu cười, xin By Sạ cùng Chánh hậu đến Ly Sơn du ngoạn, rồi nửa đêm đốt phong hỏa đài lên, đánh trống cho thật dữ, binh viện của chư hâu ắt kéo đến. Chừng ấy không thấy có giặc giã gì, các chư hầu lục tục kéo về, Chính hậu thế nào cũng phải tức cười.
U Vương cho đó là kế hay, vỗ tay cười lớn.
Hôm sau, U Vương dắt Bao Tự đến Ly Sơn du ngoạn. Quan Tư đồ Trịnh Bá Hữu biết việc ấy can:
- Phong Hỏa Đài Tiên vương lập lên là để thông tin tức với chư hầu khi trong nước có biến. Nay vô cớ mà bệ hạ đốt lửa gạt chư hầu để làm trò vui, về sau thoảng có điều binh biến. Bệ hạ đốt phong hỏa đài lên thì ai còn tin được nữa. Xin bệ hạ chớ làm việc đó.
U Vương nổi giận, mắng :
- Nay thiên hạ trong lúc thái bình thì cần gi phải nhờ đến binh viện. Trẫm và Chánh hậu đến Ly Sơn du ngoạn không có gì vui phải mượn kế ấy. Nếu sau này có giặc thì can hệ gì đến ngươi mà ngươi lo lắng?
Trịnh bU Vữu nghe vua nói thở dài, lùi thủi bước ra. U Vương truyền đốt phong hỏa đài, gióng trống lên cho thật kêu. Chư hầu ngỡ có giặc vội vã điều binh khiển tướng suốt đêm kéo đến Kiều Kinh là nơi kinh đô nhà Châu. Đến nơi chỉ nghe tiếng đàn ca hát xướng, và thấy U Vương cùng Bao Tự đang kề vai uống rượu, vui trong khoái lạc.
Chư hầu ngơ ngác nhìn nhau rồi bẽn lẽn cuốn cờ, dẹp trống ai về nưởc ấy. Bao Tự đứng trên làu trông xuống thấy quân lính khắp nơi ồ ặt kéo đến rồi lại lặng lẽ kéo nhau về, thích chí vỗ tay cười.
U Vương ôm Bao Tự vào lòng nói:
- Ái khanh ơi! Một tiếng cười của ái khanh chẳng những làm vui lòng trẫm mà còn tô thắm vạn màu tươi của vũ trụ. Ấy cũng nhờ công của Quách thạch Phủ đó.
Liền lấy ngàn lượng vàng đem thưởng cho Quách thạch Phủ.
Sau đó, Thân hầu vì tức U Vương vô đạo, phế bỏ vợ con, nên họp với rợ Tây Nhung kéo quân đến Kiêu Kinh vấn tội.
U Vương hay tin, thất kinh, hỏi quan cận thần Quách thạch Phủ :
- Trong nước xảy ra binh biến phải làm sao bây giờ?
Quách thạch Phủ quỳ tâu:
Xin bệ hạ sai người đến Phong Hỏa Đài nổi lửa cầu cứu các chư hầu đem quân cứu viện. Chừng ấy trong đánh ra, ngoài đánh vào thì còn lo gì không dẹp nổi giặc Tây Nhung.
U Vương nghe lời, sai người đến Ly Sơn đốt lửa. Lửa cháy ngất trời, trống đánh rền vang như sấm mà chẳng thấy quân một nước chư hầu nào kéo đến cứu viện cả.
U Vương và Bao Tự bị vây ở chân núi Ly Sơn nhìn nhau khóc ròng.
Nhận xét:
Tín nghĩa là căn bản của con người đối với xã hội. Thiếu tín nghĩa thì không thể nào làm cho mọi người kính trọng mình được, U Vương đốt lửa giễu chư hầu để làm vui Bao Tự nhưng có ngờ đâu lại đem đến cho U Vương một thảm trạng như vậy?
Xưa nay, ở đời nhiều người thường thấy những việc lợi trước mắt mà không nghĩ đến tai hại về sau. Thực ra U Vương không đến nỗi mê muội không thấy cái thiệt hại này, nhưng vì sắc đẹp của Bao Tự đã làm cho nhà vua mờ ám mất.
Trong xã hội thời nay cũng chẳng thiếu gì kẻ khôn ngoan, thừa hiểu lẽ phải điều trái. Nhưng lúc chưa có một quyền lợi địa vị nào thì sáng suốt, mà đến lúc cầm trong tay một quyền lợi, địa vị thì lập tức bị quyền lợi, địa vị ấy làm tối mắt ngay.
Điều đáng buồn cười là kẻ bị quyền lợi địa vị chi phối cứ tưởng mình khôn ngoan, tự mình biện hộ lấy cái sai để che đậy cái bản năng xấu xa của mình.