Cái chết của Phó Hà với ý nghĩa "Vui đâu chúc đấy"
Kẻ biết tự trọng không phải thấy ai mạnh thì theo hùa.
Công tử Nghi nước Trịnh chiếm ngôi anh là Trịnh lệ Công, được Tế Túc theo phò.
Từ khi nắm được quyền bính, Công tử Nghi cậy mình thân với Sở không chịu tùng phục nước Tề. Tề Hoàn Công có ý ghét Trịnh muốn đem binh chinh phạt.
Quan Đại phu Ninh Thích nói:
- Không cần đem binh đánh Trịnh mà chỉ cần làm cho nội tình nước Trịnh rối ren, ắt nước Trịnh phải đầu phục Tề.
Tề Hoàn Công hỏi:
- Muốn làm cho Trịnh rối ren phải làm cách nào?
Ninh Thích nói:
- Công tử Đột ở bên nước Trịnh trước kia lên gôi chỉ mới hai năm bị Tế Túc đuổi ra nước ngoài, hiện cư ngụ tại đất Lịch. Nay Công Công chỉ cần cho quân đến đất Lịch đưa Trịnh Đột về nước, giúp cho Trịnh Đột đánh Công tử Nghi chiếm lại ngôi cũ. Được vậy Trịnh Đột thế nào cũng mang ơn Chúa công mà tùng phục nước Tề, chúng ta không cần phải đánh Trịnh làm gì cho hao binh tổn tướng lại mang tiếng hiếu chiến.
Tề Hoàn Công khen phải liền khiến Tân Tu Vô đem hai trăm binh ra đóng nơi đất Lịch, rồi sai người đến tỏ ý với Trịnh Đột.
Lâu nay Trịnh Đột đã nghe tin Tế Túc qua đời, thường co người dò xét nước Trịnh, có ý muốn mưu việc phục nghiệp, nay nghe được tin nước Tề giúp mình về nước lòng mừng không iết, cho nguowif đến đón Tân Tu Vô vào thành thiết đãi.
Trong lúc ăn uống Tân Tu Vô hỏi:
- Chẳng hay nước Trịnh hiện nay ai thay cho Tế Túc?
Trịnh Đột đáp:
- Người thay Tế Túc là Thúc Thiêm. Người nầy có tài trị nước, nhưng không có tài cầm binh.
Giữa lúc ấy có quân vào báo:
- Kinh thành nước Trịnh vừa xảy ra một chuyện rất lạ. Phía trong cửa nam môn có một con rắn dài tám thước, đầu xanh đuôi vàng cắn lộn với con rắn phía ngoài cửa dài hơn một trượng, đầu đỏ đuôi xanh. Hai con cắn nhau đến mười bảy ngày thì con rắn trong bị con rắn ngoài cắn chết. Con rắn ngoài chạy thẳng vào thành đến nhà thái miếu thì biến mất. thiên hạ đến xem đông nghẹt, nhưng chẳng ai dám lại gần.
Tân Tu Vô nghe nói đứng dậy chúc mừng Trịnh Đột:
- Như thế chắc chắn hiền hầu sẽ khôi phục được ngôi nước Trịnh.
Trịnh Đột hỏi:
- Sao ngài biết được?
Tân Tu Vô đáp:
- Con rắn ngoài tức là hiền hầu, vì hiền hầu là anh nên rắn ấy dai đến một trượng, còn con rắn trong cửa tức là Công tử Nghi. Công tử Nghi là em, nên chỉ dài có tám thước. Đến ngày thức mười bảy con rắn bên trong chết, nghĩa là từ khi hiền hầu bỏ ngôi cho đến nay đã mười bảy năm, nay trở về phục quốc được thành công. Đó là điềm trời cho biết trước.
Trịnh Đột mừng rỡ nói:
- Nếu quả như vậy, trọn đời tôi chẳng dám quên ơn Tề hầu.
Nói xong rót rượu mời Tân Tu Vô. Hai người nâng chén rất tương đắc.
Sáng hôm sau, Tân Tu Vô bàn với Trịnh Đột đem quân lẻn về lấy đất Đại Lăng. Quan giữ thành Đại Lăng là Phó Hà, nghe được tin Trịnh Đột kéo quân đến đánh, vội điểm quân khai thành đối địch, chẳng ngờ Tân Tu Vô phục binh nơi phía sau kéo ùa vào chiếm thành.
Phó Hà tướng quân Trịnh Đột, sau biết đước có binh Tề giúp sức, liệu thế không chống lại, phải xin đầu hàng.
Trịnh Đột vốn căm hờn Phó Hà, trong mười bảy năm qua, đã giữ thành rất gắt chống lại quân mình, nên truyền quân đem chém.
Phó Hà la lớn:
- Nếu muốn về nước Trịnh phục nghiệp mà Chúa công đêm giết tôi là thất sách.
Trịnh Đột nghe nói vội bảo đao phủ thủ dừng tay rồi hỏi:
- Ngươi có kế gì hay sao?
- Tôi cso thể lấy đầu Công tử Nghi được.
Trịnh Đột lắc đầu nói:
- Ngươi là một tiểu tướng, tài cán, mưu mô gì mà làm được chuyện đó, chẳng qua vì tham sanh húy tử, ngươi kiếm lời gạt ta để khỏi chết thôi.
Phó Hà nói:
- Quyến chính trong nước nagyf nay thuộc vè tay Thúc Thiêm. Tôi với Thúc Thiêm thân nhau lắm. Nếu Chúa công không chê tôi bất tài, để tôi sống, tôi sẽ về bàn mưu với Thúc Thiêm giết Công tử Nghi đem đầu nạp cho Chúa công.
Trịnh Đột hét to:
- Tên lão tặc gạt ta. Mi muốn trở về bàn với Thúc Thiêm đem quân đến đây chống cự với ta, ta đã biết rõ.
Nói rồi truyền đao phủ đem chém.
Tân Tu Vô cản lại nói:
- Vợ con Phó Hà còn ở trên đất Đại Lăng nầy, ta hãy giam hắn lại để làm tin.
Phó Hà nghe nói quỳ mọp xuống đất rên rỉ:
- Vợ con tôi còn đó, chẳng lẽ nào tôi ham sống một mình bỏ vợ bỏ con tôi sao?
Nói xong, ngước mặt lên trời thề. Lúc đó Trịnh Đột mới tin, truyền quân mở trói thả đi.
Đêm hôm ấy Phó Hà lẻn về Kinh đô nước Trịnh vào yết kiến Thúc Thiêm. Trông thấy Phó Hà, Thúc Thiêm ngạc nhiên hỏi:
- Nhà người đang trấn thủ Đại Lăng sao lại về đây?
Phó Hà nói:
- Tề hầu sai tướng Tân Tu Vô đem quân đưa Công tử Đột về nước, nay đã chiếm được Đại Lăng sớm muộn ắt có đại binh kéo đến kinh thành, ngài nên làm cách nào chém được Công tử Nghi đem đầu dâng cho Công tử Đột mới khỏi mất ngôi công khanh. Vả lại, Công tử Đột là anh, đáng lý phải ở ngôi mới thuận.
Thúc Thiêm ngẫm nghỉ một lúc rồi nói:
- Trước kia ta đã có ý đưa Công tử Đột là vua cũ về nước nối ngôi, nhưng bị Tế Túc ngăn cản, nay Tế Túc đã thác, việc nầy không khó.
Phó Hà hỏi:
- Nếu vậy thì liệu kế nào?
Thúc Thiêm nói:
- Tin cho binh Tề kéo đến, lúc đó ta giả đò mở cửa thành đối địch tất nhiên Công tử Nghi phải lên mặt thành đứng xem, nhà ngươi theo hầu rút gươm chém đầu Công tử Nghi, còn ta, ta mở cửa rước Công tử Đột vào tôn lên ngôi.
Hai người bàn tính xong, sai người mật báo cho Trịnh Đột.
Phó Hà lại vào ra mắt Công tử Nghi nói.
- Quân Tề giúp Công tử Đột chiếm được Đại Lăng rồi.
Công tử Nghi giật mình nói:
- Thế thì phải tức tốc sang nước Sở cầu cứu mới được.
Thúc Thiêm bên ngoài ra lệnh, nhưng bên trong cố ý chần chờ đã hai ngày mà không sai sứ qua nước Sở.
Bỗng có tin quân Tề kéo đến vây thành, Thúc Thiêm xin phép Công tử Nghi khai thành chống cự rồi khiến Phó Hà lên mặt thành mà phòng giữ.
Công tử Nghi lầm kế cũng theo Phó Hà lên mặt thành xem xét binht ình. Vừa đến nơi, Phó Hà rút gướm chém Công tử Nghi một nhát nhào xuống đất tắt thở.
Bên ngoài Thúc Thiêm mở cửa đón Công tử Đột và Tân Tu Vô vào Thanh cung, bắt hai con của Công tử Nghi giết đi, rồi cùng nhau tôn Công tử Đột lên ngôi, lấy hiệu cũ xưng là Trịnh Lệ Công.
Người nước Trịnh lâu nay vẫn mến Trịnh Lệ Công nên dân tình vẫn được yên ổn.
Trịnh Lệ Công cảm ơn Tân Tu Vô lo lắng đã đằng, khao thưởng binh Tề rồi tiễn Tân Tu Vô về nước.
Bấy giờ Trịnh Lệ Công mới đòi Phó Hà đến nói:
- Ngươi giữ đất Đại Lăng trong mười bảy năm, cố sức cùng ta chống cự, thật đã hết lòng với Chúa cũ, nay tham sống sợ chết giết bỏ Chúa cũ để theo ta, như vậy ngươi là kẻ nham hiểm khó lường, tâm địa phản trắc ta phải giết nhà ngươi đi mới khỏi lo hậu hoạn.
Nói xong truyền võ sĩ đem Phó Hà ra chém, còn vợ con thì cho về…
Nhận xét:
Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần.
Chỉ có lúc lâm nguy mởi rõ được ai trung ai nịnh. Thói đời trong lúc đang hưng thịnh thì thiếu gì hạng tiểu nhân theo xu phụ để dựa thế kiếm ăn.
Lúc công tử Nghi đang ngồi trên chiếc ngai vàng vững chắc, tiền hô hậu ủng ai dám cho Công tử Nghi là kẻ phi nhân, tiếm đoạt ngôi anh, chỉ thấy toàn những kẻ theo xu nịnh, bợ đỡ cho Công tử Nghi là bậc Thánh Chúa thôi.
Ấy thế mà lúc Trịnh Đột đem quân về, có binh Tề giúp sức các nịnh thần coi cái mồi Công tử Nghi đã suy, liền phản phúc, giết Công tử Nghi, đem thành dâng cho công tử Đột lập tức.
Phản phúc thường là những kẻ hằng ngày gần gũi mình, tỏ ra làm những người tận tâm nhứt.
Ai biết Thúc Thiêm làm đến bậc tể Tướng mà còn phản, ai biết Phó Hà đã phò Công tử Nghi giữ thành mười bảy năm mà lại phản phúc? Nếu bảo rằng Phó hà, Thúc Thiêm không phục Công tử Nghi thì sao lại phò Công tử Nghi suốt mười bảy năm trời không tỏ ý gì phản đối?
Cùng một người đó là lúc cao cho là tốt, lúc bảo là xấu, xấu tốt khong chừng, thật đáng là những ý của những kẻ xu thời trục lợi.
Đời nay, những người như Phó Hà, Thúc Thiêm không thiếu gì, họ vẫn sống vinh thân phì da từ thời nầy sang thời khác, nay xu phụ người này, mai xu phụ người kia để kiếm ăn.
Nếu những kẻ cầm quyền lãnh đạo đều giàu kinh nghiệm như Trịnh Lệ Công lúc về nước, đem đầu những bọn như Phó Hà chặt hết ráo đi thì có lẽ nhứng bọn nay xụ phụ mai phản phúc, dựa theo tình thế, hùa gió bẻ măng mới hết đường sống.
Hành động của Trịnh Lệ Công và cái chết của Phó Hà là một tấm gương quý cho người đời sau nghiền ngẫm.